Hệ thống PLM là gì? Vai trò và chức năng đối với doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đổi mới không ngừng hiện nay, phần mềm PLM đã trở thành công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều thách thức trong sản xuất, quản lý hiệu quả toàn bộ vòng đời sản phẩm – từ khâu hình thành ý tưởng, quản lý yêu cầu, thiết kế, sản xuất cho đến bảo trì và kết thúc vòng đời.

Vậy PLM là gì? Có vai trò, chức năng gì đối với doanh nghiệp? Cùng AI.Tech tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống PLM là gì? Vai trò và chức năng đối với doanh nghiệp
Hệ thống PLM là gì? Vai trò và chức năng đối với doanh nghiệp

Hệ thống PLM là gì?

PLM là gì? Product Lifecycle Management (PLM hay Quản lý vòng đời sản phẩm) là phần mềm hệ thống quản lý, giúp kiểm soát mọi thông tin và quy trình liên quan đến vòng đời của sản phẩm trong chuỗi cung ứng, từ giai đoạn hình thành ý tưởng ban đầu cho đến khi kết thúc vòng đời và tái chế.

PLM là gì? Đây là hệ thống giúp quản lý,kiểm soát toàn bộ quá trình của vòng đời sản phẩm
PLM là gì? Đây là hệ thống giúp quản lý,kiểm soát toàn bộ quá trình của vòng đời sản phẩm

Các giai đoạn cụ thể của sản phẩm trong hệ thống PLM là gì?

Hệ thống PLM hoạt động dựa trên yếu tố cốt lõi đó là vòng đời sản phẩm. Tuy mỗi sản phẩm sẽ có những giai đoạn riêng biệt, nhưng nhìn chung chúng sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Lên ý tưởng và phát triển: 

Đây là giai đoạn bắt đầu của vòng đời sản phẩm, chủ yếu tập trung vào việc hình thành khái niệm và nghiên cứu thị trường. 

Lúc này PLM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phân tích, xác định tiềm năng của sản phẩm, đánh giá nhu cầu khách hàng và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm chi tiết.

  • Thiết kế sản phẩm

Trong giai đoạn này, ý tưởng ban đầu được chuyển hóa thành các mô hình, nguyên mẫu và sản phẩm thử nghiệm. Trung tâm quản lý dữ liệu của PLM đóng vai trò then chốt, giúp theo dõi, quản lý và tối ưu hóa quy trình thiết kế một cách chính xác và hiệu quả.

  • Sản xuất sản phẩm

Dựa trên mẫu thiết kế cuối cùng, sản phẩm sẽ bước vào giai đoạn sản xuất. Trong giai đoạn này, PLM sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý các yếu tố then chốt như nguồn nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, năng suất, và thời gian, giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn diện quá trình sản xuất.

  • Phân phối, bảo trì và tái chế sản phẩm

Giai đoạn cuối cùng bao gồm việc nhập kho, phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng và quản lý vòng đời sản phẩm. 

PLM thu thập và phân tích dữ liệu hiệu suất để chuẩn bị cho chu kỳ phát triển sản phẩm tiếp theo, không ngừng cải tiến và nâng cao giá trị.

Các giai đoạn cụ thể của sản phẩm trong hệ thống PLM
Các giai đoạn cụ thể của sản phẩm trong hệ thống PLM

Vai trò, chức năng của PLM đối với doanh nghiệp

Hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm PLM mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp với đa dạng các chức năng như:

Quản lý dự án

Chức năng chính của phần mềm này là tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và đồng bộ, giúp kết nối mọi khâu từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng. Đây là nền tảng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án.

Khi sử dụng PLM, doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát quy trình sản xuất và theo dõi tiến độ của sản phẩm một cách chi tiết. Điều này không chỉ đảm bảo dự án được thực hiện đúng kế hoạch đề ra, mà còn giúp các bộ phận liên quan luôn nắm bắt được thông tin chính xác về sản phẩm, từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Quản lý dữ liệu sản phẩm

PLM cung cấp một không gian ảo chuyên biệt để tập trung lưu trữ mọi thông tin về sản phẩm, bao gồm các thông số kỹ thuật, tính năng sản phẩm, kế hoạch sản xuất, báo cáo, hóa đơn nguyên vật liệu (BOM), tài liệu kiểm soát chất lượng, danh mục sản phẩm và thông tin hỗ trợ khách hàng.

Hệ thống còn được trang bị tính năng quản lý phiên bản, cho phép theo dõi và truy xuất lịch sử chỉnh sửa của sản phẩm một cách chi tiết. Đặc biệt, PLM áp dụng cơ chế phân quyền truy cập riêng biệt cho từng nhân viên, đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả trong quản lý.

PLM cung cấp không gian ảo chuyên biệt giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu sản phẩm
PLM cung cấp không gian ảo chuyên biệt giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dữ liệu sản phẩm

Điều chỉnh quản lý

Thông qua PLM, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi mọi thay đổi của sản phẩm và các phiên bản tài liệu khác nhau. Ngoài ra, hệ thống này còn hỗ trợ việc giám sát và quản lý các đơn đặt hàng đã được điều chỉnh trong quá trình vận hành.

Không chỉ vậy, PLM còn cung cấp thông tin chi tiết về nhiều khía cạnh quan trọng như quy trình làm việc, quy trình phê duyệt, những biến động của thị trường và các điểm yếu trong chiến lược marketing,…giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt những thay đổi của thị trường, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời.

Tích hợp công nghệ

Khi được tích hợp với các công nghệ hiện đại như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD), PLM sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của mình tạo nên một hệ sinh thái số liền mạch, giúp các hệ thống giao tiếp và vận hành một cách hiệu quả, từ đó tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất và quản lý.

PLM hoạt động hiệu quả hơn khi được tích hợp với nhiều công nghệ
PLM hoạt động hiệu quả hơn khi được tích hợp với nhiều công nghệ

Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng PLM?

Bất kể quy mô doanh nghiệp là nhỏ hay là tập đoàn lớn, phần mềm PLM đều có thể giúp giải quyết được những thách thức phổ biến mà các nhà sản xuất đang phải đối mặt. Dưới đây là các lợi ích của hệ thống PLM đối với doanh nghiệp:

  • Tích hợp các công nghệ tiên tiến như IoT, AI và robot
  • Tạo điều kiện hợp tác hiệu quả giữa các nhóm làm việc từ xa, nhà cung cấp và đơn vị sản xuất
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn, môi trường và xuất khẩu
  • Đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm trong khuôn khổ ngân sách
  • Tạo ra các sản phẩm đột phá để dẫn đầu thị trường.
  • Quản lý hiệu quả kho phụ tùng thay thế (Spare Part)
  • Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (AR) và thực tế ảo (VR) trong đào tạo nhân viên
  • Sử dụng công nghệ mô phỏng để đánh giá mức độ an toàn và độ tin cậy của hệ thống
  • Tích hợp khả năng mô phỏng hệ thống môi trường và máy móc
  • Cung cấp hướng dẫn và bảo trì thông qua mô phỏng 3D.
Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng PLM?
Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng PLM?

Ứng dụng PLM

Với những công cụ và quy trình tiên tiến, PLM mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp như: quản lý hiệu quả linh kiện dự phòng, xây dựng mô hình nhà máy bền vững, và ứng dụng công nghệ thực tế ảo (AR/VR) trong đào tạo từ xa.

Do đó ngày nay, không chỉ trong ngành công nghiệp truyền thống mà hệ thống PLM cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến như hóa chất, thực phẩm và dược phẩm,….giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Không những thế, các ngành dịch vụ không có sản phẩm tồn tại vật lý như bảo hiểm, tài chính ngân hàng và viễn thông cũng đã áp dụng thành công PLM, giúp việc quản lý dữ liệu và vòng đời của các dịch vụ hiệu quả.

Bắt nguồn từ ngành sản xuất nhưng hiện nay PLM đã được ứng dụng rộng rãi sang nhiều lĩnh vực khác
Bắt nguồn từ ngành sản xuất nhưng hiện nay PLM đã được ứng dụng rộng rãi sang nhiều lĩnh vực khác

KẾT

Hy vọng với chia sẻ của AI.Tech về chủ đề PLM là gì sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hơn về hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm cũng như các ứng dụng của PLM đối với doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi AI.Tech để được cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về Chuyển đổi số nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon