ERP và MES là 2 phần mềm phổ biến trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để quản lý sản xuất, tối ưu quy trình và kiểm soát hàng tồn kho.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa hai giải pháp này và băn khoăn không biết nên lựa chọn phần mềm nào là tốt nhất.
Trong bài viết dưới đây, AI.Tech sẽ giúp bạn phân biệt MES và ERP, đồng thời tìm ra giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu tổng quan về phần mềm ERP và MES
Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa hai phần mềm ERP và MES, hãy cùng AI.Tech tìm hiểu tổng quan về ERP là gì và MES là gì nhé!
ERP là gì?
ERP hay Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) là một giải pháp phần mềm tích hợp, giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa tất cả các hoạt động kinh doanh trên một nền tảng duy nhất.
Điều này có nghĩa là thay vì nhân viên phải làm việc trên nhiều phần mềm riêng lẻ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự – lương thưởng, hay phần mềm chăm sóc khách hàng,… hệ thống ERP sẽ giúp tích hợp tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp vào một nền tảng thống nhất.
Doanh nghiệp chỉ cần nhập dữ liệu một lần duy nhất và hệ thống sẽ tự động đồng bộ giữa các phòng ban. Từ đó, giúp giảm thiểu sự dư thừa, trùng lặp của dữ liệu, cải thiện quy trình vận hành và tăng hiệu quả hoạt động.

MES là gì?
MES hay Hệ thống Điều hành Sản xuất (Manufacturing Execution System) là hệ thống phần mềm quản lý và giám sát toàn bộ quá trình sản xuất trong nhà máy theo thời gian thực từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra.
MES giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như nhân lực, máy móc, vật tư và chất lượng sản phẩm, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất vận hành và hiệu quả kinh doanh.

ERP và MES có gì khác biệt?
Mặc dù đều hướng đến việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, nhưng MES và ERP lại có nhiệm vụ, chức năng riêng.
Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa MES và ERP:
Tiêu chí so sánh | ERP | MES |
Phạm vi quản lý | Toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động sản xuất. | Tập trung các hoạt động sản xuất trong nhà máy. |
Mục đích hoạt động | Quản lý toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất đến chuỗi cung ứng, nhân sự,…. | Theo dõi, quản lý quy trình sản xuất |
Chức năng chính | Tích hợp nhiều chức năng quản lý như:
– Quản lý tài chính – Quản lý nhân sự – Quản lý chuỗi cung ứng – Quản lý quan hệ khách hàng – Quản lý sản xuất (ở mức độ tổng quan) |
Tập trung vào các chức năng cụ thể như:
– Lập kế hoạch và điều độ sản xuất – Theo dõi tiến độ sản xuất – Quản lý chất lượng sản phẩm – Quản lý thiết bị và bảo trì – Thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực |
Ưu điểm nổi bật | Mang đến tầm nhìn tổng thể, hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn. | Tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất hoạt động |
Điểm hạn chế | Chi phí triển khai và vận hành lớn | Có thể chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu quản lý tổng thể của doanh nghiệp |
Bảng so sánh sự khác nhau giữa phần mềm ERP và MES
Doanh nghiệp nên sử dụng MES hay ERP?
Cả ERP và MES đều có những ưu – nhược điểm riêng, và việc lựa chọn nên sử dụng hệ thống nào phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu cũng như nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Khi nào doanh nên sử dụng phần mềm ERP?
ERP là giải pháp quản lý phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp, từ tập đoàn lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay thậm chí cả cửa hàng bán lẻ quán ăn,…
Dưới đây là những trường hợp doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai hệ thống ERP:
- Doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh hoặc phân xưởng: ERP giúp doanh nghiệp thống nhất quy trình và dữ liệu giữa các phòng ban, chi nhánh. Từ đó nâng cao hiệu suất và giảm thiểu chi phí vận hành.
- Cần quản lý đồng bộ nhiều bộ phận và lĩnh vực kinh doanh: Nếu doanh nghiệp hoạt động không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn có tài chính, kế toán, bán hàng, marketing, nhân sự,… thì ERP là lựa chọn lý tưởng để đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất.
- Nhà quản trị muốn có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp: ERP cung cấp dữ liệu chi tiết, hỗ trợ phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh theo thời gian thực, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác hơn.
- Doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề trong vận hành nội bộ: Các doanh nghiệp đang gặp phải tình trạng lãng phí thời gian, nhân lực, chi phí do quy trình thủ công cồng kềnh, có thể cân nhắc triển khai ERP để tự động hóa và tối ưu hóa lại quy trình.

Khi nào doanh nên sử dụng phần mềm MES?
Hiện nay, không có một nguyên tắc hay tiêu chuẩn cố định nào để xác định liệu doanh nghiệp có cần triển khai MES hay không.
Tuy nhiên, hệ thống này sẽ là lựa chọn phù hợp cho những doanh nghiệp đang có nhu cầu sau:
- Doanh nghiệp tập trung sản xuất hàng loạt, liên tục: Triển khai MES giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao năng suất.
- Cần kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào: MES hỗ trợ doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng.
- Quy trình sản xuất giữa các nhà máy, phân xưởng không đồng bộ: MES giúp tiêu chuẩn hóa quy trình, cải thiện hiệu suất và tối ưu chi phí vận hành.
- Yêu cầu giám sát, bảo dưỡng máy móc chặt chẽ: MES theo dõi tình trạng thiết bị theo thời gian thực, đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và duy trì hiệu suất tối đa.

Tích hợp ERP và MES để nâng cao hiệu quả sản xuất
Trong nhiều trường hợp, thay vì triển khai riêng lẻ, doanh nghiệp có thể tích hợp cả hai hệ thống MES và ERP để tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Việc kết hợp hai hệ thống này giúp đồng bộ dữ liệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh sản xuất.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chính xác hơn, tối ưu vận hành, giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa năng suất.

KẾT
Hy vọng với những chia sẻ từ AI.Tech qua bài viết trên đã giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ sự khác biệt giữa ERP và MES, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn để nâng cao hiệu suất vận hành.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp giải pháp ERP và MES uy tín, hãy liên hệ ngay với AI.Tech để được tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu!