ERP trong sản xuất: Tính năng, lợi ích và lưu ý triển khai

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các doanh nghiệp sản xuất đang chuyển mình nhanh chóng bằng cách áp dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa hoạt động quản trị và vận hành. Trong đó, phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp ERP đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà quản lý muốn nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong bài viết này, hãy cùng AI.Tech tìm hiểu những tính năng, lợi ích và một số lưu ý khi triển khai hệ thống ERP trong sản xuất nhé!

Hệ thống ERP trong sản xuất: Tính năng, lợi ích và lưu ý triển khai
Hệ thống ERP trong sản xuất: Tính năng, lợi ích và lưu ý triển khai

Tính năng chính của phần mềm ERP trong sản xuất

Hệ thống phần mềm quản lý sản xuất ERP được tích hợp nhiều chức năng quan trọng, giúp tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất như:

  • Quản lý chi tiết quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi và điều chỉnh mọi giai đoạn từ thiết kế sản phẩm đến đóng gói và vận chuyển. 
  • Quản lý nguyên liệu và tồn kho cho phép doanh nghiệp giám sát và điều chỉnh lượng hàng tồn kho chính xác, đảm bảo sẵn sàng cung ứng mà không phát sinh lãng phí hay thiếu hụt.
  • Quản lý dây chuyền sản xuất thông qua việc theo dõi hiệu suất, phát hiện và khắc phục các vấn đề nhanh chóng. 
  • Quản lý định mức sản phẩm, quản lý đặt hàng và cung ứng, giám sát tiến độ sản xuất, quản lý bảo trì thiết bị.
ERP cho doanh nghiệp sản xuất​ được tích hợp nhiều tính năng quan trọng
ERP cho doanh nghiệp sản xuất​ được tích hợp nhiều tính năng quan trọng

Lợi ích của hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, hệ thống quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP) đã trở thành một giải pháp không thể thiếu, mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất như:

Tăng năng suất

Khi ứng dụng hệ thống ERP trong sản xuất, tất cả các giai đoạn từ xây dựng chiến lược ban đầu đến việc hoạch định nguồn nhân lực, thiết kế sản phẩm, quản lý máy móc và kho hàng,.. đều được tối ưu hóa quy trình một cách chuyên nghiệp, khoa học. 

Hơn nữa với khả năng lập kế hoạch chính xác về nhu cầu hàng hóa, phần mềm này giúp phân bổ nguồn lực và thời gian một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành, tăng năng suất và gia tăng lợi nhuận. 

Phần mềm quản lý sản xuất ERP giúp doanh nghiệp tăng cao năng suất
Phần mềm quản lý sản xuất ERP giúp doanh nghiệp tăng cao năng suất

Quản lý quy trình sản xuất toàn diện

Với khả năng tích hợp các chức năng quản lý từ nhiều phòng ban, giải pháp ERP giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, giám sát chi tiết mọi hoạt động sản xuất như: báo cáo số liệu, kiểm tra nguyên vật liệu, quản lý hàng hóa minh bạch,…Thông qua đó, các nhà quản trị có thể phân tích sâu quy trình sản xuất, đưa ra các quyết định kịp thời và xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.

Tinh gọn quy trình sản xuất

Thông qua ứng dụng ERP cho doanh nghiệp sản xuất, các bước dư thừa trong quá trình sản xuất sẽ được tối ưu, tinh gọn, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn lực.

Hệ thống ERP trong sản xuất giúp doanh nghiệp tinh gọn quy trình sản xuất
Hệ thống ERP trong sản xuất giúp doanh nghiệp tinh gọn quy trình sản xuất

Giảm chi phí vận hành

Ứng dụng ERP trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế tối đa được các rủi ro, tránh lãng phí. Ngoài ra, việc lưu trữ và xử lý dữ liệu tập trung thông qua phần mềm này cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, rút ngắn quy trình hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đồng bộ quản lý dữ liệu

Hệ thống ERP sản xuất hỗ trợ lưu trữ và đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu từ các phòng ban khác nhau trong một doanh nghiệp sản xuất. Từ kế hoạch sản xuất, quản lý kho vật tư, mua hàng, vận chuyển, kiểm soát chất lượng cho đến quản lý tài chính,…đều được đồng nhất với nhau. 

Nhờ đó, các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, giúp tối ưu hóa năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hơn nữa với hệ thống phân loại khoa học và rõ ràng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập thông tin cần thiết. Đặc biệt, trong quá trình vận hành sản xuất, ERP cho phép doanh nghiệp nhanh chóng truy xuất các hóa đơn và văn bản theo đúng quy định.

Các dữ liệu sẽ được hệ thống quản lý sản xuất ERP lưu trữ và đồng bộ hóa
Các dữ liệu sẽ được hệ thống quản lý sản xuất ERP lưu trữ và đồng bộ hóa

Phối hợp chặt chẽ các phòng ban với nhau

Ngoài những lợi ích kể trên, hệ thống quản lý sản xuất ERP còn giúp doanh nghiệp quản lý và trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban liền mạch.

Phần mềm này đảm bảo toàn bộ quy trình sản xuất được vận hành nhất quán, từ khâu lập kế hoạch cho đến việc theo dõi tình trạng trang thiết bị. Nhờ đó, các bộ phận trong dây chuyền sản xuất có thể phối hợp nhịp nhàng, giúp quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả và rút ngắn được thời gian thực hiện.

Khi nào doanh nghiệp sản xuất cần triển khai ERP?

Mặc dù, việc ứng dụng ERP trong sản xuất mang đến nhiều lợi ích quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp để triển khai hệ thống này.

Dưới đây là các trường hợp cho thấy doanh nghiệp cần cân nhắc triển khai hệ thống ERP:

  • Doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có kế hoạch mở rộng quy mô.
  • Doanh nghiệp phát sinh các vấn đề trong quản lý, đòi hỏi cải thiện công tác giám sát và tối ưu hóa các quy trình vận hành.
  • Các trường hợp sáp nhập hoặc mua lại, khi tập đoàn cần hợp lý hóa hệ thống quản trị giữa các công ty con để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả.
  • Hệ thống quản lý hiện tại đã lỗi thời, không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
  • Ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và mong muốn cập nhật các xu hướng quản lý mới, định hướng một lộ trình công nghệ tiên tiến.
Khi nào doanh nghiệp sản xuất cần triển khai ERP?
Khi nào doanh nghiệp sản xuất cần triển khai ERP?

Lưu ý khi triển khai hệ thống quản lý sản xuất ERP

Để đảm bảo việc áp dụng hệ thống ERP trong sản xuất đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định mục tiêu cụ thể như tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất để lựa chọn giải pháp ERP phù hợp và đánh giá hiệu quả triển khai chính xác.
  • Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, kinh nghiệm, có cam kết rõ ràng về chất lượng hệ thống MES (Manufacturing Execution System) và dịch vụ hậu mãi.
  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết và minh bạch ngay từ ban đầu, từ chi phí đầu tư ban đầu đến chi phí vận hành hàng năm, để tối ưu hóa nguồn lực và tránh những khoản chi phí phát sinh không mong muốn.
  • Cuối cùng, các yếu tố kỹ thuật như khả năng tích hợp hệ thống, bảo mật dữ liệu, và tiềm năng mở rộng cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Những yếu tố này sẽ quyết định tính linh hoạt và bền vững của giải pháp ERP mà doanh nghiệp lựa chọn.
Lưu ý khi triển khai hệ thống ERP trong sản xuất
Lưu ý khi triển khai hệ thống ERP trong sản xuất

KẾT

Vừa rồi là những thông tin tổng quan về hệ thống ERP trong sản xuất được AI.Tech chia sẻ, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể hiểu rõ hơn về phần mềm này và cách ứng dụng nó trong sản xuất hiệu quả.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn đang quan tâm đến giải pháp ERP hoặc các giải pháp chuyển đổi số, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu và trải nghiệm demo chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon