Sự khác biệt giữa PLC và SCADA trong tự động hóa là gì? 

Tự động hóa đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại, mang đến hiệu quả, năng suất và độ an toàn vượt trội. Trong lĩnh vực này, hai hệ thống đóng vai trò quan trọng và thường xuyên được sử dụng là PLC và SCADA. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về bản chất và chức năng của hai hệ thống này. Hãy cùng A.I Tech đi sâu vào phân tích sự khác biệt giữa PLC và SCADA, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của chúng trong tự động hóa công nghiệp qua bài viết dưới đây.

PLC và SCADA
Phân biệt PLC và SCADA trong tự động hóa

PLC là gì?

PLC (Programmable Logic Controller) hay còn gọi là bộ điều khiển logic lập trình. Đây là thiết bị điện tử được sử dụng để điều khiển các quy trình tự động hóa trong công nghiệp.

PLC bao gồm một bộ vi xử lý, bộ nhớ để lưu trữ các chương trình logic được lập trình sẵn và dữ liệu, cùng với các cổng vào/ra số kết nối với các thiết bị ngoại vi như cảm biến, động cơ, van, đèn tín hiệu,… để điều khiển quá trình hoạt động của hệ thống. 

PLC rất phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp như dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống đóng gói, hệ thống xử lý nước, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng. Với sự phát triển của công nghệ, các PLC hiện đại ngày càng trở nên thông minh hơn, tích hợp nhiều tính năng nâng cao và kết nối mạng để đáp ứng nhu cầu tự động hóa phức tạp. Vậy PLC và SCADA khác gì nhau? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

PLC là bộ điều khiển logic khả trình
PLC là bộ điều khiển logic khả trình

SCADA là gì?

SCADA là từ viết tắt của Supervisory Control And Data Acquisition, tiếng Việt có nghĩa là Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu. Đây là một hệ thống tự động hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau để giám sát, thu thập và điều khiển các quy trình và thiết bị từ xa.

Cốt lõi của hệ thống SCADA là một phần mềm trung tâm điều khiển, được kết nối với các thiết bị đầu cuối như PLC, RTU (Remote Terminal Unit), các cảm biến và thiết bị điều khiển thông qua các giao thức truyền thông có thể được kết nối giao tiếp với nhau thông qua bộ chuyển đổi RS232 sang Ethernet. Các thiết bị đầu cuối này đóng vai trò thu thập dữ liệu từ các cảm biến và điều khiển các thiết bị tại các địa điểm khác nhau.

Dữ liệu thu thập từ các thiết bị đầu cuối sẽ được truyền về trung tâm điều khiển, phần mềm SCADA sẽ hiển thị, phân tích và lưu trữ dữ liệu này. Các kỹ sư và nhân viên vận hành có thể theo dõi tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống thông qua giao diện người – máy (HMI). Ngoài ra, họ cũng có thể điều chỉnh các tham số, cấu hình và ra lệnh điều khiển từ xa đến các thiết bị.

Để hiểu hơn về hệ thống này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hệ thống SCADA là gì? Cấu trúc, ứng dụng và 5 lợi ích cơ bản

Phần mềm SCADA
Phần mềm SCADA

Mô hình kim tháp tự động hóa

Trước khi đi phân tích sâu vào điểm khác biệt của PLC và SCADA bạn cần tìm hiểu về Automation Pyramid – Kim tháp tự động hóa. Đây là một mô hình trực quan mô tả các cấp độ tự động hóa khác nhau trong một hệ thống sản xuất hoặc doanh nghiệp. Mô hình này được chia thành 5 cấp độ, từ thấp đến cao, thể hiện mức độ tự động hóa trong hệ thống.

  1. Tầng thiết bị (Field Level): bao gồm các cảm biến thu thập dữ liệu và các thiết bị kết nối với máy móc cùng quy trình sản xuất như: động cơ, biến tần, các bộ điều khiển
  2. Tầng điều khiển (Control Level): là nơi các bộ điều khiển logic khả trình (PLC) và các hệ thống điều khiển phân tán (DCS) hoạt động. Chúng có chức năng điều khiển và tự động hóa cục bộ các thiết bị vào/ra theo nhóm.
  3. Tầng giám sát (Supervisory Level): Bao gồm các hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA). Tại đây, dữ liệu từ các tầng thấp hơn được tổng hợp, phân tích và hiển thị để người vận hành có thể theo dõi và điều chỉnh hoạt động sản xuất từ xa.
  4. Tầng quản lý sản xuất (Production Management Level): sử dụng các hệ thống như MES (Manufacturing Execution System) để lập kế hoạch, theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất nhằm tối ưu hóa hiệu suất và chất lượng.
  5. Tầng hoạch định doanh nghiệp (Enterprise Planning Level):là nơi các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) được sử dụng để tích hợp thông tin từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, từ sản xuất đến tài chính, nhân sự và quản lý chuỗi cung ứng, nhằm đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa hoạt động toàn diện của công ty.
Automation Pyramid
Mô hình kim tự tháp tự động hóa thể hiện mối liên hệ giữa PLC và SCADA

Sự khác biệt giữa PLC và SCADA

Qua mô hình trên ta có thể thấy PLC với SCADA là hai thành phần quan trọng trong hệ thống tự động hóa công nghiệp. Chúng có mối liên hệ hỗ trợ lẫn nhau và có những điểm khác biệt chính như sau:

  • PLC là hệ thống phần cứng điều khiển các thiết bị đầu cuối dựa trên chương trình được lập trình sẵn. Còn SCADA là hệ thống phần mềm giám sát và thu thập dữ liệu từ các thiết bị được kết nối, sau đó xử lý, phân tích và hiển thị dữ liệu cho người dùng để điều khiển hệ thống từ xa. 
  • PLC có thể vận hành độc lập mà không cần SCADA. Nhưng SCADA sẽ không thể hoạt động nếu không có PLC.
  • PLC được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng tự động hóa quy mô nhỏ và vừa, như điều khiển dây chuyền sản xuất, hệ thống HVAC, robot,… SCADA thì phù hợp cho các hệ thống tự động hóa quy mô lớn, phức tạp, như hệ thống điện lưới, hệ thống cấp nước, hệ thống máy móc phức tạp.
  • PLC thường bị giới hạn về sự linh hoạt, vì thế giá thành sẽ tương đối hợp lý. Phần mềm SCADA có thể điều chỉnh linh hoạt khả năng kết nối để thu thập phân tích và điều khiển dữ liệu vì vậy giá thành sẽ cao hơn

Doanh nghiệp nên ứng dụng PLC và SCADA như nào cho hợp lý?

Khi triển khai hệ thống PLC và SCADA, doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch chi tiết, bao gồm việc đánh giá nhu cầu, lựa chọn công nghệ phù hợp, và đào tạo nhân viên. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận từ kỹ thuật, sản xuất, đến quản lý.  Tuy nhiên, quá trình triển khai này có thể gặp nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp không nắm rõ trình tự các bước thực hiện hoặc lựa chọn thiết bị và công nghệ không phù hợp. Do đó, sự đồng hành của các đơn vị tư vấn giải pháp ngay từ giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng.

Với gần 15 năm kinh nghiệm, A.I Tech tự hào mang đến giải pháp SCADA tiên tiến, giúp bạn tăng hiệu quả vận hành và tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Hệ thống của chúng tôi được thiết kế để đáp ứng mọi nhu cầu, từ đơn giản đến phức tạp, trong các lĩnh vực khác nhau. Giải pháp SCADA của A.I Tech không chỉ dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện có và mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp mà còn đảm bảo tính bảo mật, giao diện trực quan dễ sử dụng.

Hãy để A.I Tech trở thành đối tác tin cậy, giúp doanh nghiệp bạn nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình, tăng lợi thế cạnh tranh. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo số HOTLINE 0949491355 để được tư vấn chi tiết.

Giải pháp SCADA A.I Tech - Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Giải pháp SCADA A.I Tech – Giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Lời kết

Trên đây A.I Tech đã cùng bạn tìm hiểu về sự khác biệt giữa PLC và SCADA, nhìn chung 2 hệ thống này mặc dù có sự khác biệt, nhưng có mối tương quan bổ trợ cho nhau. Với xu hướng tự động hóa ngày càng phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo , IoT, điện toán đám mây,… Thì sự kết hợp linh hoạt giữa PLC và SCADA cùng các giải pháp khác sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

One thought on “Sự khác biệt giữa PLC và SCADA trong tự động hóa là gì? 

  1. Pingback: Hệ thống SCADA là gì? Cấu trúc, ứng dụng và 5 lợi ích cơ bản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon