Phân biệt IoT và IIoT có điểm gì giống và khác nhau? – AI.Tech

Mặc dù được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa IoT và IIoT (Internet vạn vật trong công nghiệp). Thực tế, đây là hai khái niệm riêng biệt với những đặc điểm và mục đích sử dụng khác nhau. Vậy IoT với IIoT có gì giống và khác nhau? Cùng AI.Tech tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Phân biệt IoT và IIoT có điểm gì giống và khác nhau?
Phân biệt IoT và IIoT có điểm gì giống và khác nhau?

IoT là gì?

Thuật ngữ IoT (Internet of Things – Internet vạn vật) đề cập đến một hệ thống mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh liên kết với nhau thông qua cảm biến, phần mềm và công nghệ tiên tiến, cho phép chúng giao tiếp và trao đổi dữ liệu qua internet.

IoT là một hệ thống các thiết bị, cảm biến và máy móc được kết nối với nhau qua internet 
IoT là một hệ thống các thiết bị, cảm biến và máy móc được kết nối với nhau qua internet

IIoT là gì?

Internet vạn vật công nghiệp (Industrial Internet of Things – IIoT) được xem là một bước tiến đột phá của Internet vạn vật IoT trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp. Vậy IIoT là gì?

IIoT là hệ thống tích hợp các cảm biến, công cụ và thiết bị tự trị thông qua kết nối internet trong môi trường công nghiệp, không chỉ giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích dữ liệu mà còn tối ưu hóa hiệu suất, đồng thời giảm thiểu chi phí trong quá trình vận hành và cung cấp dịch vụ.

IIoT là phát triển của IoT, nhưng được áp dụng chủ yếu trong môi trường công nghiệp
IIoT là phát triển của IoT, nhưng được áp dụng chủ yếu trong môi trường công nghiệp

Phân biệt IoT và IIoT có điểm gì giống và khác nhau

Điểm giống nhau giữa IoT và IIoT

Cả IoT và IIoT đều có điểm chung là các thiết bị thông minh, hệ thống cảm biến đều được liên kết với nhau thông qua mạng lưới truyền thông, chúng có thể trao đổi và chia sẻ thông tin một cách tự động và hiệu quả.

Điểm khác nhau giữa IoT và IIoT

Dưới đây là 5 điểm khác biệt giữa Internet vạn vật IoT và Internet vạn vật IIoT:

Tiêu chí so sánh IoT IIoT
Phạm vi, quy mô Được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày như điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng Được ứng dụng trong môi trường  công nghiệp, liên quan đến các máy móc quy mô lớn và tự động hóa.
Độ phức tạp Mặc dù phức tạp nhưng các thiết bị IoT chủ yếu thực hiện những tác vụ cơ bản hàng ngày, chẳng hạn như điều chỉnh nhiệt độ trong nhà hoặc theo dõi quá trình tập luyện. IIoT có mức độ phức tạp cao hơn IoT và đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong môi trường công nghiệp. Hệ thống này được tích hợp trong các nhà máy để tự động điều tiết tốc độ dây chuyền sản xuất theo nhu cầu thực tế và phát hiện những lỗi sản phẩm vi mô vượt quá khả năng quan sát của con người. 

Để thực hiện được những nhiệm vụ đặc thù này, IIoT cần được trang bị những công nghệ tiên tiến và độ tin cậy cao.

Khả năng kết nối IoT sử dụng các giao thức truyền thông phổ biến như Wi-Fi, Bluetooth hoặc Zigbee để kết nối các thiết bị thông qua mạng internet trong môi trường gia đình và văn phòng, tạo nên sự tương thích và liên kết mượt mà giữa các thiết bị khác nhau. Do tính chất công nghiệp, nên IIoT đòi hỏi các giải pháp kết nối mạnh mẽ hơn như  OPC UA hay Profinet. Đây là các giao thức truyền thông chuyên dụng, được thiết kế truyền tải dữ liệu tốc độ cao, ổn định và an toàn.
Bảo mật Tuy cần bảo mật nhưng với IIoT, các thiết bị IoT thường xử lý dữ liệu ít nhạy cảm hơn. Do đó các giao thức bảo mật của chúng có thể đơn giản hơn. Các hệ thống IIoT triển khai giao thức bảo mật tiên tiến và nghiêm ngặt, bao gồm mã hóa dữ liệu, hệ thống phát hiện xâm nhập và kiểm tra bảo mật thường xuyên, để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Khả năng lập trình Hầu hết, các thiết bị IoT đều có chức năng lập trình sẵn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khả năng tùy chỉnh của chúng thường bị giới hạn. Để đáp ứng với nhu cầu cụ thể của từng ngành và từng doạn nghiệp khác nhau, hệ thống IIoT được thiết kế với khả năng lập trình và mức tùy chỉnh cao. Chúng được lập trình để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp, đưa ra các quyết định tự chủ và thậm chí ghi nhớ, học hỏi từ các hành động trong quá khứ bằng thuật toán học máy.

Tóm lại: Có thể hiểu 1 cách đơn giản là hệ thống IoT được sử dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, người tiêu dùng, tiện ích, doanh nghiệp,…. với khả năng kết nối, độ phức tạp, bảo mật và khả năng lập trình đơn giản. Còn IIoT được sử dụng để kết nối máy móc và các các thiết bị trong nền công nghiệp sản xuất với độ phức tạp, mức độ bảo mật và khả năng lập trình phức tạp hơn.

Phân biệt IoT và IIoT có điểm gì giống và khác nhau
Phân biệt IoT và IIoT có điểm gì giống và khác nhau

Nên chọn IoT hay IIoT?

Việc quyết định nên chọn IoT hay IIoT phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn. 

Nếu bạn là người tiêu dùng muốn đơn giản hóa cuộc sống và nâng cấp ngôi nhà với các thiết bị thông minh, hãy lựa chọn IoT. 

Ngược lại, nếu bạn là doanh nghiệp hoặc người quản lý trong lĩnh vực công nghiệp, IIoT sẽ là lựa chọn phù hợp hơn, giúp nâng cao hiệu quả, năng suất và bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Việc chọn IoT hay IIoT phụ thuộc nhu cầu và mục tiêu của bạn
Việc chọn IoT hay IIoT phụ thuộc nhu cầu và mục tiêu của bạn

KẾT

Qua những thông tin được AI.Tech chia sẻ qua bài viết trên đây, có thể thấy được rằng cả IoT và IIoT đều có mục đích chung là kết nối các thiết bị thông minh để tối ưu hóa các quy trình và nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng và ứng dụng của mỗi loại lại hoàn toàn khác nhau.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý thiết bị thông minh, đừng ngần ngại liên hệ với A.I Tech để nhận tư vấn chuyên sâu về các giải pháp chuyển đổi số IoT và IIoT tiên tiến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon