CIM là gì? Lợi ích và các ứng dụng thực tiễn trong sản xuất

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm như hiện nay, việc ứng dụng hệ thống CIM trong quá trình sản xuất chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt với những diễn biến thị trường.

Trong bài viết dưới đây, AI.Tech sẽ giúp bạn có được cái nhìn đầy đủ về CIM là gì, lợi ích mà nó mang đến với doanh nghiệp như thế nào cũng như các ứng dụng thực tiễn của hệ thống trong ngành sản xuất công nghiệp.

Hệ thống CIM là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tiễn đối với doanh nghiệp
Hệ thống CIM là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tiễn đối với doanh nghiệp

CIM là gì?

CIM là gì? CIM (hay Computer-Integrated Manufacturing) là hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, dùng máy tính điều khiển máy móc và hệ thống tự động hóa để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất với mục tiêu tạo ra một hệ thống sản xuất thông minh, tự động và linh hoạt, nhằm tối ưu hóa năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Phương pháp CIM là sự kết hợp của nhiều công nghệ tiên tiến như: Robot công nghiệp, CAD (Thiết kế hỗ trợ máy tính), CAM (Sản xuất hỗ trợ máy tính), hệ thống lập kế hoạch nguồn lực và các giải pháp quản lý doanh nghiệp,…

>>>TÌM HIỂU THÊM: Hệ thống PLM là gì? Vai trò và chức năng đối với doanh nghiệp

CIM là gì? Đây là hệ thống sản xuất tích hợp máy tính giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất
CIM là gì? Đây là hệ thống sản xuất tích hợp máy tính giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất

Các thành phần của hệ thống CIM là gì?

CIM mang đến một giải pháp sản xuất toàn diện, tự động hóa toàn bộ quy trình, từ khâu lên ý tưởng sản phẩm cho đến khi thành phẩm, được vận hành và hoạt động dựa trên 2 thành phần sau:

Thành phần chính của CIM

Hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM bao gồm 3 thành phần cốt lõi, đó là hệ thống quản lý dữ liệu, cảm biến thời gian và thuật toán xử lý dữ liệu.

  • Hệ thống quản lý dữ liệu cho phép lưu trữ, truy xuất, xử lý và hiển thị thông tin một cách hiệu quả
  • Hệ thống cảm biến thời gian thực giúp giám sát liên tục trạng thái hoạt động và điều chỉnh quy trình khi cần thiết
  • Các thuật toán xử lý dữ liệu với vai trò phân tích và xử lý thông tin để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Thành phần liên quan đến CIM

Bên cạnh các thành phần cốt lõi đã nêu, hệ thống CIM còn bao gồm nhiều thành phần liên quan khác, được kết nối và hoạt động cùng nhau để tạo nên một hệ thống sản xuất tích hợp hiệu quả và linh hoạt.

  • Máy tính kết hợp với phần mềm quản lý sản xuất
  • Sản xuất nguyên mẫu
  • Đặt hàng các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất
  • Thiết bị tự động hóa: máy móc, robot, thiết bị điều khiển tự động
  • Cảm biến thu thập dữ liệu từ môi trường sản xuất (áp suất, nhiệt độ, độ rung,..)
  • Hệ thống mạng và hình thức được kết nối.
  • Thiết bị và máy móc sản xuất.
  • Hệ thống lưu trữ thông tin, dữ liệu.
Các thành phần của hệ thống CIM
Các thành phần của hệ thống CIM

Cơ chế hoạt động của hệ thống CIM là gì?

Các chức năng của hệ thống CIM thường được kết nối với một trạm trung tâm được điều khiển bằng máy tính, giúp quản lý tất cả toàn bộ quá trình quá trình sản xuất như phân tích dữ liệu, tính toán chi phí, thiết kế sản phẩm, phân phối hàng hóa, quản lý tồn kho, lập kế hoạch sản xuất và mua sắm vật tư. 

Thông qua sự tích hợp chặt chẽ này, hệ thống CIM giúp tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm.

Hệ thống CIM được tích hợp và điều khiển thông qua một trạm trung tâm sử dụng công nghệ máy tính
Hệ thống CIM được tích hợp và điều khiển thông qua một trạm trung tâm sử dụng công nghệ máy tính

Những lợi ích vượt trội của CIM đối với doanh nghiệp

Việc sử dụng hệ thống tích hợp máy tính CIM mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Nhờ hệ thống CIM mà quá trình sản xuất của doanh nghiệp trở nên dễ dàng, thời gian dừng máy được rút ngắn từ đó tối ưu lịch trình sản xuất, giúp sản xuất sản phẩm nhanh hơn và đạt được chất lượng cao hơn.

Giảm thiểu những lỗi sai trong quá trình sản xuất: Bằng việc ứng dụng CIM, doanh nghiệp có thể loại thể được hoàn toàn các lỗi sai do yếu tố con người trong quá trình sản xuất như (sai quy trình, sai thao tác, sai nguyên liệu,…) đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng đồng đều và ổn định.

Tiết kiệm chi phí sản xuất: CIM giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được quy trình sản xuất, tránh lãng phí tài nguyên, tiết kiệm nguồn lực.Đồng thời, hệ thống này cũng có khả năng dự đoán sự cố xảy ra trong quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp phòng tránh được tránh rủi ro, giảm thời gian chết máy  lãng phí.

Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và thời gian: CIM có khả năng tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và thời gian sản xuất, đồng thời dự đoán được thời gian hoàn thành công việc chi tiết giúp doanh nghiệp có thể lập kế hoạch, đảm bảo sử dụng nguồn lực hiệu quả và quy trình sản xuất được diễn ra theo đúng lịch trình.

Những lợi ích vượt trội của CIM đối với doanh nghiệp
Những lợi ích vượt trội của CIM đối với doanh nghiệp

Ứng dụng của hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM

Nhờ những lợi ích vượt trội trong việc nâng cao năng suất, tăng chất lượng và giảm thiểu chi phí, CIM đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ sản xuất ô tô đến thiết bị y tế và các mặt hàng tiêu dùng.

Ngành sản xuất ô tô

Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, hệ thống CIM được áp dụng để tự động hóa và tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất từ thiết kế đến gia công và lắp ráp, quản lý dòng sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, hệ thống này còn được dùng để tích hợp với các thông tin từ các hệ thống khác như PLM (quản lý vòng đời sản phẩm) và ERP (quản lý nguồn lực doanh nghiệp) giúp quản lý dữ liệu và cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất.

Ứng dụng của hệ thống CIM trong lĩnh vực sản xuất ô tô
Ứng dụng của hệ thống CIM trong lĩnh vực sản xuất ô tô

Ngành sản xuất các loại dược phẩm

Đối với ngành dược phẩm, hệ thống CIM được ứng dụng để quản lý và tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất, từ khâu tổng hợp nguyên liệu đến lưu trữ dữ liệu quy trình, kiểm soát chất lượng và đóng gói sản phẩm. 

Nhờ việc áp dụng hệ thống CIM, các doanh nghiệp dược phẩm có thể đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn và chất lượng trong quy trình sản xuất.

Ngành sản xuất đồ gia dụng

CIM được ứng dụng trong lĩnh vực ngành sản xuất đồ gia dụng với vai trò tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình sản xuất cũng như dây chuyền lắp ráp của các sản phẩm như tivi, tủ lạnh, máy giặt và điều hòa không khí,..

Ứng dụng của hệ thống CIM trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng
Ứng dụng của hệ thống CIM trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng

Ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm (F&B)

Trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống F&B, hệ thống sản xuất tích hợp máy tính CIM có thể được dùng để quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, tồn kho và kiểm soát chất lượng sản phẩm.

KẾT

Hy vọng với những thông tin được AI.Tech chia sẻ ở bài viết trên, đã giúp bạn hiểu rõ về hệ thống CIM là gì? Lợi ích và các ứng dụng thực tiễn của hệ thống này trong ngành sản xuất công nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi tại website aitech.vn để được cập nhật nhanh chóng nhất các thông tin mới nhất về Chuyển đổi số nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon