Hệ thống DCS là gì? Có nên lắp đặt DCS không?

Trong thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống điều khiển phân tán DCS đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc tối ưu hóa và tự động hóa quy trình sản xuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về DCS và các bước cần thiết để lập trình, vận hành nó. Qua bài viết này A.I Tech sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về hệ thống DCS, cùng với hướng dẫn chi tiết các bước lập trình và vận hành hệ thống điều khiển này một cách hiệu quả.

Hệ thống DCS
Hệ thống điều khiển DCS là gì? Các bước lập trình và vận hành hiệu quả

Hệ thống điều khiển phân tán DCS là gì?

Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed Control System – DCS) là một hệ thống điều khiển tự động được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy và quy trình sản xuất lớn. DCS có chức năng vận hành, quản lý, giám sát và điều khiển các thiết bị, quy trình sản xuất thông qua việc phân tán các bộ điều khiển đến các khu vực khác nhau trong nhà máy, thay vì tập trung vào một trung tâm điều khiển duy nhất.

DCS thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp yêu cầu điều khiển phức tạp và chính xác như dầu khí, hóa chất, nhiệt điện, thủy điện.,

Hệ thống điều khiển DCS
Hệ thống điều khiển DCS

Phân loại hệ thống DCS

Hệ thống điều khiển DCS được phân loại dựa trên các nền tảng công nghệ khác nhau mà chúng được triển khai. Dưới đây là 3 loại hệ thống DCS phổ biến

1. Hệ thống điều khiển DCS truyền thống

Hệ thống DCS truyền thống là các hệ thống điều khiển được phát triển dưới dạng các module điều khiển do các nhà sản xuất máy móc phát triển và nhúng vào. Những hệ thống này thường được thiết kế như các hệ thống kín, và các bộ điều khiển của chúng chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ điều khiển quy trình cụ thể. 

Do đó các hệ thống DCS truyền thống gặp khó khăn khi cần tích hợp với các công nghệ mới hoặc khi cần điều khiển các tác vụ logic phức tạp. Trong nhiều trường hợp, DCS truyền thống cần kết hợp với DCS trên nền PLC để xử lý các tác vụ điều khiển logic và điều khiển trình tự, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả của quy trình sản xuất.

2. Hệ thống DCS trên nền PLC

Hệ thống DCS trên nền PLC (Programmable Logic Controller) là sự kết hợp giữa các tính năng của DCS truyền thống và sự linh hoạt của PLC. DCS trên nền PLC thường sử dụng PLC như bộ điều khiển chính, trong khi vẫn giữ nguyên các chức năng phân tán và quản lý dữ liệu của DCS. 

Ưu điểm của loại hệ thống này là tính module, dễ dàng mở rộng và linh hoạt trong việc cấu hình và lập trình, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng cần sự tùy biến cao.

Hệ thống điều khiển phân tán DCS
Hệ thống điều khiển DCS trên nền PLC

3. Hệ thống DCS trên nền PC

Hệ thống DCS trên nền PC tận dụng khả năng xử lý mạnh mẽ của máy tính cá nhân (PC) để thực hiện các chức năng điều khiển và giám sát. Thay vì sử dụng các bộ điều khiển chuyên dụng, hệ thống này sử dụng phần mềm điều khiển chạy trên các PC công nghiệp hoặc máy chủ để quản lý các quy trình sản xuất. 

DCS trên nền PC thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu lớn, kết nối với nhiều thiết bị khác nhau, và tích hợp với các hệ thống thông tin khác như hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition). Loại hệ thống này thường cung cấp giao diện người dùng tiên tiến, khả năng kết nối mạng mạnh mẽ, và tính linh hoạt cao trong việc lập trình và cấu hình.

Các thành phần của hệ thống điều khiển DCS

Hệ thống điều khiển phân tán được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều khiển quy trình sản xuất. Dưới đây là bốn thành phần chính của một hệ thống DCS

1. Trạm điều khiển cục bộ (Local Control Station – LCS)

Trạm điều khiển cục bộ (LCS), đôi khi được gọi là các khối điều khiển cục bộ (Local Control Unit – LCU) hoặc các trạm quá trình (Process Station – PS), là nơi thực hiện các chức năng điều khiển tại chỗ cho một công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất. 

Các trạm này thuộc cấp điều khiển và thường được đặt trong phòng điều khiển hoặc phòng điện gần phòng điều khiển trung tâm hoặc rải rác tại khu vực hiện trường. LCS chịu trách nhiệm thực hiện mọi tác vụ điều khiển cho các công đoạn sản xuất, đảm bảo quy trình diễn ra theo các thông số đã thiết lập.

Trạm điều khiển cục bộ LCS
Trạm điều khiển cục bộ LCS

2. Trạm vận hành DCS (Operator Station – OS)

Trạm vận hành (OS) là giao diện chính giữa người vận hành và hệ thống DCS, đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Các trạm vận hành này có thể hoạt động song song và độc lập với nhau, mỗi trạm thường được sắp xếp để quản lý một phân đoạn hoặc một phân xưởng cụ thể của quy trình sản xuất. Tại OS, người vận hành có thể giám sát và điều khiển quy trình, nhận cảnh báo, và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất của hệ thống.

3. Trạm kỹ thuật (Engineering Station – ES)

Trạm kỹ thuật (ES) là nơi cài đặt các công cụ phát triển và cấu hình hệ thống DCS. Tại ES, các kỹ sư có thể đặt cấu hình cho hệ thống, tạo và theo dõi các chương trình ứng dụng điều khiển, thiết lập giao diện người – máy (HMI), cũng như tham số hóa các thiết bị trường. Trạm kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo trì, cập nhật và mở rộng hệ thống DCS, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu sản xuất.

Trạm kỹ thuật phát triển DCS
Trạm kỹ thuật phát triển DCS

4. Hệ thống truyền thông

Hệ thống truyền thông trong DCS bao gồm hai thành phần chính: bus trường (Field Bus) và bus hệ thống (System Bus). Bus trường có nhiệm vụ kết nối các trạm điều khiển với các trạm vào/ra phân tán và các thiết bị trường thông minh, cho phép thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa. 

Bus hệ thống kết nối các trạm điều khiển cục bộ với nhau, và với các trạm vận hành cũng như trạm kỹ thuật, đảm bảo việc truyền tải dữ liệu và lệnh điều khiển giữa các thành phần trong hệ thống diễn ra nhịp nhàng..

Ngoài các thành phần chính này, một hệ thống DCS cụ thể có thể bao gồm các thành phần khác như trạm in/out từ xa (Remote I/O Station), các bộ điều khiển chuyên dụng, và các thiết bị phụ trợ khác, tùy thuộc vào yêu cầu của quy trình sản xuất và cấu hình hệ thống.

Có nên lắp đặt, sử dụng hệ thống DCS không?

Việc lắp đặt và sử dụng hệ thống DCS còn phụ thuộc vào nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp. DCS phù hợp cho các quy trình sản xuất phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao. Ưu điểm của DCS bao gồm khả năng điều khiển phân tán, cấu hình linh hoạt, tỷ lệ lỗi thấp, và độ tin cậy cao. Tuy nhiên, nhược điểm chính là chi phí ban đầu cao, yêu cầu chuyên môn cao trong vận hành và bảo trì, phụ thuộc vào nhà cung cấp, và rủi ro an ninh mạng.

Nếu doanh nghiệp của bạn có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ và bạn có đủ nguồn lực tài chính, thì việc lắp đặt DCS là một lựa chọn tốt. Ngược lại, nếu bạn cần một hệ thống đơn giản hơn và chi phí thấp hơn, các giải pháp khác như PLC có thể phù hợp hơn.

Để được tư vấn kỹ hơn, bạn hãy liên hệ ngay vào số Hotline 0949491355 của A.I Tech. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ hơn vấn đề này.

Lắp đặt hệ thống DCS
Lắp đặt hệ thống DCS

Lời kết

Như vậy qua những chia sẻ trên của A.I Tech, có thể thấy được hệ thống DCS đã trở thành một phần thiết yếu trong việc quản lý và tối ưu hóa các quy trình công nghiệp phức tạp. Với khả năng điều khiển phân tán, cấu hình linh hoạt, và độ tin cậy cao, DCS cung cấp giải pháp mạnh mẽ cho việc giám sát và điều khiển quy trình sản xuất.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào DCS đòi hỏi chi phí ban đầu lớn và sự chuyên môn cao trong vận hành. Do đó, việc lắp đặt hệ thống DCS nên được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhu cầu cụ thể và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon