Cảm biến điện dung và ứng dụng trong tự động hóa công nghiệp

Tự động hóa công nghiệp đã dần trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất. Và nhắc đến tự động hóa, chúng ta không thể bỏ qua vai trò quan trọng của các cảm nói chung và cảm biến điện dung nói riêng, đã góp phần điều khiển và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Để hiểu hơn về tính ứng dụng của cảm biến điện dung trong tự động hóa, hãy cùng A.I Tech tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cảm biến điện dung
Cảm biến điện dung và ứng dụng trong tự động hóa công nghiệp

Cảm biến điện dung (Capacitance sensors) là gì?

Cảm biến điện dung (hay còn gọi là cảm biến điện môi) là thiết bị sử dụng nguyên tắc điện dung để đo hằng số điện môi của môi trường xung quanh. Nói cách khác, nó hoạt động dựa trên sự thay đổi điện dung giữa hai bản cực khi có sự thay đổi về môi trường xung quanh.
Cấu tạo chính của cảm biến điện dung gồm 3 phần :

  • Hai bản cực: Thường được làm từ kim loại hoặc vật liệu dẫn điện khác, được đặt song song với nhau và cách nhau bởi một lớp điện môi.
  • Lớp điện môi: Có thể là không khí, chất lỏng, chất rắn hoặc chân không. Mỗi loại vật liệu sẽ có hằng số điện môi khác nhau.
  • Mạch điện tử: Dùng để đo điện dung giữa hai bản cực và chuyển đổi tín hiệu thành dạng có thể đọc được.

Cảm biến này thường được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất để đo mức chất lỏng hoặc chất rắn trong các bể chứa, silo nguyên liệu,…

Cảm biến điện dung là gì
Cảm biến điện dung là gì

>>Xem thêm: Sensor là gì?

Nguyên lý hoạt động cơ bản cảm của biến điện dung

Nguyên lý hoạt động cơ bản của cảm biến điện dung dựa trên hiện tượng thay đổi điện dung giữa hai bản cực khi có sự biến đổi về khoảng cách hoặc chất điện môi giữa chúng. Cảm biến điện dung thường bao gồm hai bản cực tạo thành một tụ điện. Khi một vật thể tiến gần hoặc rời xa hai bản cực này, điện dung của tụ điện sẽ thay đổi tương ứng.

Công thức tính điện dung C của một tụ điện là C = ε(A/d), trong đó ε là hằng số điện môi, A là diện tích bản cực và d là khoảng cách giữa hai bản cực. Khi có sự thay đổi về khoảng cách d hoặc khi vật thể khác với chất điện môi tiếp cận hai bản cực, giá trị điện dung sẽ thay đổi.

Cảm biến sẽ phát hiện sự thay đổi này và chuyển đổi nó thành tín hiệu điện để xử lý và phân tích. Ví dụ, trong ứng dụng cảm biến đo mực nước, khi mức chất lỏng thay đổi, điện dung giữa các bản cực sẽ thay đổi theo, giúp cảm biến nhận biết mức chất lỏng hiện tại.

Nguyên lý cảm biến điện môi
Nguyên lý hoạt động của cảm biến điện dung

Ưu và nhược điểm của cảm biến điện dung và các loại cảm biến khác

Khi so sánh với các loại cảm biến khác như cảm biến quang học, cảm biến siêu âm, và cảm biến từ, cảm biến điện dung có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. 

  • Cảm biến điện môi thường có độ nhạy cao và có thể phát hiện các vật thể không dẫn điện, điều mà cảm biến từ không thể thực hiện. Điều này làm cho cảm biến điện dung trở nên lý tưởng trong các ứng dụng đo mức chất lỏng hoặc phát hiện vật thể không kim loại.
  • Ngoài ra, cảm biến này có thể hoạt động trong môi trường bụi bẩn hoặc ẩm ướt mà không ảnh hưởng đến hiệu suất, trái ngược với cảm biến quang học, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như bụi và ánh sáng.
  • So với cảm biến siêu âm, cảm biến điện dung có phạm vi đo ngắn hơn và không thể xuyên qua các vật thể để phát hiện phía sau vật cản.
  • Một nhược điểm khác là sự phụ thuộc vào môi trường điện từ xung quanh. Sự thay đổi trong môi trường điện từ có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của cảm biến, điều này không xảy ra với cảm biến từ hay cảm biến quang học. 
  • Cảm biến điện dung cũng cần phải được hiệu chuẩn kỹ lưỡng để tránh sai số do các yếu tố môi trường khác nhau.
Ưu nhược điểm của cảm biến điện dung
Ưu nhược điểm của cảm biến điện dung

Ứng dụng của cảm biến điện dung trong tự động hóa công nghiệp

Cảm biến điện dung là một công nghệ quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong tự động hóa công nghiệp nhờ khả năng đo lường chính xác.

Trong công nghiệp, chúng chủ yếu được sử dụng để đo mức chất lỏng, đo mức nguyên liệu trong silo và chất rắn trong các bể chứa, đảm bảo quy trình sản xuất không bị gián đoạn và kiểm soát chất lượng nguyên liệu.

Một ứng dụng phổ biến khác của cảm biến điện dung trong tự động hóa công nghiệp là kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm trên dây chuyền sản xuất. Chúng có thể được sử dụng để phát hiện các lỗi nhỏ trên bề mặt sản phẩm, kiểm tra độ dày của vật liệu hoặc xác định vị trí của các chi tiết nhỏ trong quá trình lắp ráp. Nhờ vào khả năng phát hiện chính xác và độ nhạy cao, cảm biến điện dung giúp tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi.

Hơn nữa, cảm biến này còn được ứng dụng trong hệ thống điều khiển và giám sát môi trường làm việc, như đo độ ẩm không khí hoặc xác định mức độ bám bụi trên các bề mặt thiết bị. Việc này giúp bảo đảm môi trường sản xuất luôn trong điều kiện tối ưu, từ đó nâng cao tuổi thọ của máy móc và thiết bị.

Để tận dụng được tối đa tính ứng dụng của các loại cảm biến trong sản xuất, hãy liên hệ ngay với A.I Tech theo số HOTLINE 0949491355. Chúng tôi là đơn vị chuyên tư vấn và triển khai toàn diện về các giải pháp chuyển đối số (IoT) và tự động hóa, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa năng suất, gia tăng lợi nhuận và tăng cường lợi thế cạnh tranh.

Ứng dụng của cảm biến điện dung
Ứng dụng của cảm biến điện dung

Những tiêu chí khi lựa chọn, lắp đặt cảm biến điện dung

Khi lựa chọn và lắp đặt cảm biến điện dung, có một số tiêu chí quan trọng cần xem xét để đảm bảo hiệu suất tối ưu và sự phù hợp với ứng dụng cụ thể. 

  • Loại vật liệu cần đo: Cần xác định rõ loại vật liệu cần đo và phát hiện, bởi cảm biến điện dung hoạt động dựa trên sự thay đổi điện dung giữa hai vật dẫn, do đó nó có thể phát hiện được cả vật liệu dẫn điện và không dẫn điện. 
  • Môi trường hoạt động: Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, và các nhân tố gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của cảm biến. 
  • Dải đo: Cần chọn cảm biến có dải đo phù hợp với phạm vi giá trị cần đo 
  • Độ chính xác: Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế bạn có thể lựa chọn cảm biến có độ chính xác phù hợp với  nhu cầu. Những cảm biến có sai số thấp thì tỉ lệ chính xác càng cao.
  • Ngõ ra: Xác định loại tín hiệu ngõ ra mong muốn (analog, 4-20mA, NPN/PNP,…) để dễ kết nối tương thích với hệ thống điều khiển.

Việc lắp đặt cảm biến điện dung cần tuân thủ một số tiêu chí quan trọng để đảm bảo hiệu suất hoạt động và dễ dàng bảo trì. Trước hết, bạn cần chọn vị trí lắp đặt dễ dàng tiếp cận để thuận tiện cho việc bảo trì và hiệu chỉnh sau này. Đồng thời, vị trí lắp đặt phải không có vật cản ảnh hưởng đến trường điện dung của cảm biến, nhằm đảm bảo đo lường chính xác.

Khi kết nối điện, cần kết nối cảm biến với nguồn điện và hệ thống điều khiển theo sơ đồ hướng dẫn. Cuối cùng, bạn cần hiệu chỉnh cảm biến theo hướng dẫn thông số để đảm bảo độ chính xác khi đo.

Lắp đặt cảm biến điện dung
Lắp đặt cảm biến điện dung

Lời kết

Qua những chia sẻ trên đây của A.I Tech, có thể thấy cảm biến điện dung là một thiết bị quan trọng trong tự động hóa công nghiệp với nhiều ưu điểm như độ chính xác cao, độ nhạy tốt, giá thành hợp lý và dễ lắp đặt sử dụng. Nhờ những ưu điểm này, cảm biến điện dung được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, góp phần nâng cao hiệu quả và năng suất của các hoạt động tự động hóa sản xuất trong công nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon