IoT trong logistics: Tổng quan về vai trò và ứng dụng của nó

Trong thế giới ngày nay, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng là yếu tố quyết định cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp logistics nào. Với sự tiến bộ của công nghệ, Internet of Things (IoT) đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất để tối ưu hóa quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa. Hãy cùng A.I Tech khám phá ứng dụng thú vị của IoT trong logistics và tìm hiểu cách áp dụng nó để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về vai trò và ứng dụng của IoT trong logistics
Tổng quan về vai trò và ứng dụng của IoT trong logistics

IoT trong logistics là gì?

Internet of Things (IoT) có thể được xem như một cánh cửa kỳ diệu, mở ra khả năng kết nối mọi thứ chỉ thông qua một cú click từ điện thoại thông minh của bạn. IoT trong logistics đề cập đến việc áp dụng các thiết bị kết nối internet, chẳng hạn như sử dụng cảm biến thông minh trong lĩnh vực vận tải để giám sát tình trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động logistics từ quản lý kho đến vận chuyển và giao hàng.

Mặc dù hiện nay, khi nhắc đến công nghệ IoT, chúng ta thường sẽ nghĩ đến các thiết bị IoT và công cụ thông minh hữu hình, có thể chạm vào được, nhưng chắc chắn trong tương lai, tiềm năng của IoT sẽ rộng lớn hơn rất nhiều. Một thắc mắc được đặt ra là IoT giữ vai trò gì trong lĩnh vực logistics mà khiến nó thần kỳ đến vậy? Cùng tìm lời giải đáp qua nội dung tiếp theo của chúng tôi nhé!

IoT có thể được ví như một cánh cửa thần kỳ, có thể giao bất kỳ thứ gì mà bạn mong muốn chỉ bằng một cú nhấp chuột từ điện thoại thông minh
IoT có thể được ví như một cánh cửa thần kỳ, có thể giao bất kỳ thứ gì mà bạn mong muốn chỉ bằng một cú nhấp chuột từ điện thoại thông minh

Vai trò của IoT trong ngành Logistics

Trong hai thập kỷ gần đây, song song với sự phát triển vượt bậc về mặt công nghệ là những thay đổi đáng kể trong các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử đã làm thay đổi cả một hệ thống logistics. Điều này đòi hỏi việc đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn về quy trình quản lý hàng hóa, tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến tay khách hàng, việc theo dõi đơn hàng theo thời gian thực và quản lý kho. 

Sự bùng nổ của Internet of Things (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang từng bước thay thế vai trò của một con người trong các hoạt động hậu cần, giúp giảm chi phí nhân lực và nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.

Ứng dụng IoT trong logistics đã thay thế vai trò của một con người trong các công tác hậu cần, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất
Ứng dụng IoT trong logistics đã thay thế vai trò của một con người trong các công tác hậu cần, giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu suất

Những ứng dụng của IoT trong Logistics

Công nghệ IoT đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành logistics, mang lại nhiều ứng dụng tiềm năng để cải thiện hiệu suất và hiệu quả của quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa. Dưới đây là một số ứng dụng chính của IoT trong lĩnh vực này:

Theo dõi hàng hóa thời gian thực

Bằng việc tích hợp hệ thống định vị GPS toàn cầu và cảm biến thông minh trên các phương tiện vận chuyển như pallet, xe tải, container,… vào hệ thống vận chuyển hàng hóa thông minh, IoT cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp chuỗi cung ứng có thể theo dõi vị trí chính xác của các phương tiện vận chuyển hàng trong thời gian thực.

Thông tin này giúp tối ưu hóa lộ trình, tránh trường hợp chọn lộ trình đi qua các vùng kẹt xe, giúp phản ứng và xử lý nhanh chóng với các tình huống, biến động không lường trước được. Giải pháp ứng dụng IoT trong logistics này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch giao hàng, thu thập thông tin và quản lý lịch trình. Mọi thay đổi đều sẽ được phát hiện và cập nhật ngay lập tức theo thời gian thực.

IoT cho phép các doanh nghiệp logistics theo dõi vị trí chính xác của phương tiện vận chuyển bằng cách tích hợp hệ thống định vị GPS và cảm biến thông minh cho phương tiện
IoT cho phép các doanh nghiệp logistics theo dõi vị trí chính xác của phương tiện vận chuyển bằng cách tích hợp hệ thống định vị GPS và cảm biến thông minh cho phương tiện

Quản lý vận hành kho hàng

Trong kho lưu trữ, các cảm biến đo các chỉ số như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm được tích hợp vào hệ thống để theo dõi điều kiện bảo quản. Khi có biến động hay thay đổi trong môi trường, hệ thống IoT sẽ tự động thông báo tức thì để nhân viên có thể xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng hàng hóa được bảo quản.

Các sản phẩm như thuốc men, thực phẩm và trái cây đặc thù yêu cầu điều kiện lưu trữ phải đáp ứng chính xác về các chỉ số nhiệt độ, độ ẩm và hạn sử dụng. Do đó, việc sử dụng các cảm biến IoT đóng vai trò quan trọng trong việc tránh rủi ro và mất mát cho ngành công nghiệp này.

Bên cạnh đó, các cảm biến IoT trong logistics cũng hỗ trợ trong việc theo dõi tồn kho và cung cấp các dữ liệu được sử dụng để tiến hành phân tích xu hướng và dự đoán nhu cầu tồn kho trong tương lai. Dữ liệu từ IoT cho phép hàng hóa được vận chuyển tự động bằng cách sử dụng cần cẩu để sắp xếp, giúp giảm thời gian sản xuất và chi phí lao động. Điều này làm giảm bớt các tác vụ thủ công và nguy cơ của sai sót, đồng thời giảm tải khối lượng công việc cho nhân viên và tránh tình trạng thiếu hoặc thừa hàng.

Việc ứng dụng IoT vào lĩnh vực logistics giúp doanh nghiệp quản lý vận hành kho hàng một cách hiệu quả hơn
Việc ứng dụng IoT vào lĩnh vực logistics giúp doanh nghiệp quản lý vận hành kho hàng một cách hiệu quả hơn

Hỗ trợ phân loại vận chuyển hàng hóa

Ở các kho bãi lớn hiện nay, việc dùng lao động nhân công để quản lý và vận hành hệ thống phân loại đơn hàng đã cho thấy dấu hiệu không hiệu quả khi xử lý các đơn hàng theo loại, theo địa chỉ và khối lượng. Thỉnh thoảng, cách làm thủ công này có thể gây ra những trường hợp lỗi không mong muốn.

Việc áp dụng IoT trong logistics vào các quy trình vận hành kho trên nền tảng Internet đang dần dần thay thế các thao tác thủ công, mang lại hiệu quả cao hơn trong công tác vận hành. Một ví dụ minh chứng điển hình là việc áp dụng hệ thống xe tự hành AGV cho việc vận chuyển và phân loại hàng hóa.

Việc điều khiển và thiết lập các thông số như quãng đường di chuyển và điểm đến của xe AGV được thực hiện thông qua giao diện người dùng khá đơn giản. Những dữ liệu này hoàn toàn được lưu trữ trên đám mây và được đồng bộ theo thời gian thực.

IoT và blockchain quản lý chuỗi cung ứng

Sự kết hợp giữa blockchain và IoT trong logistics đã mang lại những bước phát triển đáng kể về tính minh bạch, sự an toàn và hiệu suất. Cảm biến IoT giúp doanh nghiệp lưu lại thông tin về vận chuyển hàng hóa, từ các yếu tố vị trí đến điều kiện môi trường. Những dữ liệu này được lưu trữ an toàn trên blockchain, tạo ra một hệ thống minh bạch từ nguồn gốc đến đích.

Công nghệ blockchain cũng cung cấp tính năng xác thực và quản lý quyền truy cập nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho hàng hóa. Thêm vào đó, sự kết hợp giữa 2 công nghệ này cũng giúp tăng cường độ bảo mật và an ninh. Điều này có tác dụng ngăn chặn các cuộc tấn công và đảm bảo rằng tất cả những thông tin quan trọng trong logistics sẽ luôn được bảo vệ một cách thống nhất và toàn diện.

Việc kết hợp blockchain và IoT vào logistics hỗ trợ tăng tính minh bạch, tăng độ an toàn và nâng cao hiệu suất
Việc kết hợp blockchain và IoT vào logistics hỗ trợ tăng tính minh bạch, tăng độ an toàn và nâng cao hiệu suất

Tham gia vận hành xe tự lái

Khi ứng dụng IoT trong logistics vào việc vận hành xe tự lái, các phương tiện tự lái không chỉ đơn thuần là các phương tiện di chuyển mà chúng còn trở thành các trung tâm di động thông minh. Các cảm biến và các thiết bị kết nối có nhiệm vụ giúp xe tương tác với hệ thống logistics và thu thập những dữ liệu về tình trạng giao thông, điều kiện đường hay thậm chí là thông tin về các điểm dừng kế tiếp. Điều này làm tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, giúp giảm thời gian giao hàng và nâng cao hiệu suất hoạt động.

Giao hàng bằng máy bay không người lái

Các thiết bị bay tự động hay máy bay không người lái đang dần nâng cao tốc độ hoạt động của các cơ sở hạ tầng logistics. Đây không còn là một ý tưởng lạ lẫm hay một xu hướng mới, bởi vì sự tiến bộ của công nghệ IoT hiện đại đang làm cho máy bay không người lái hoạt động chính xác và có tốc độ nhanh hơn. Việc ứng dụng IoT cho phép tự động hóa các quy trình kinh doanh, giám sát tồn kho, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và giao hàng ngay lập tức từ các điểm phân phối.

Các công ty thương mại điện tử lớn như Amazon, Alibaba… hiện cũng đang bắt đầu triển khai sử dụng máy bay không người lái (UAV) trong việc vận chuyển hàng hoá tới những khu vực có quãng đường ngắn tính từ các điểm sản xuất, kho bãi hoặc các khu đô thị đông đúc. Điều này không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn giúp giảm thời gian xử lý so với việc sử dụng các phương tiện vận tải truyền thống.

Việc triển khai sử dụng máy bay không người lái trong việc vận chuyển hàng hoá đã và đang trở nên phổ biến hơn
Việc triển khai sử dụng máy bay không người lái trong việc vận chuyển hàng hoá đã và đang trở nên phổ biến hơn

Những ưu điểm và hạn chế khi ứng dụng IoT trong logistics

Qua những thông tin trên, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích đáng kể khi ứng dụng IoT trong logistics. Tuy nhiên, giải pháp này cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế đang tiềm tàng mà chúng ta cần phải lưu ý. Dưới đây là một số ưu điểm và hạn chế quan trọng khi áp dụng IoT trong lĩnh vực logistics.

Ưu điểm

Với những tính năng và công nghệ tiên tiến của mình, việc ứng dụng IoT trong logistics mang lại nhiều ưu điểm đáng kể, bao gồm:

  • Công nghệ IoT hỗ trợ việc theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng một cách chính xác và hiệu quả. Dữ liệu thời gian thực từ các cảm biến sẽ giúp tối ưu hóa các quy trình từ việc dự báo nhu cầu đến quản lý tồn kho đến việc nâng cao khả năng dự đoán và phản ứng với các tình huống.
  • Dữ liệu từ thời gian thực cũng hỗ trợ trong việc dự đoán các sự cố, giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch bảo dưỡng trước. Điều này giúp giảm thời gian chết và sự gia tăng của các chi phí không mong muốn, đồng thời tăng độ tin cậy của các phương tiện và thiết bị.
  • Đối với khách hàng, nhờ vào hệ thống IoT, họ có thể theo dõi đơn hàng và ước tính được thời gian giao hàng, giúp tăng cường hiệu suất công việc.
  • Bằng cách cung cấp thông tin chính xác và thời gian thực về vị trí và tình trạng của hàng hóa, các doanh nghiệp logistics có thể cung cấp dịch vụ giao hàng đáng tin cậy và linh hoạt hơn, làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
Sử dụng công nghệ IoT sẽ giúp hỗ trợ việc theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng một cách chính xác và hiệu quả hơn
Sử dụng công nghệ IoT sẽ giúp hỗ trợ việc theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng một cách chính xác và hiệu quả hơn

Với những ưu điểm nổi bật khi ứng dụng IoT trong logistics như đã chia sẻ ở trên, có thể thấy rằng, việc đầu tư IoT vào các hoạt động trong chuỗi cung ứng là sự lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp.

Và A.I Tech tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu. Bằng cách cung cấp một hệ thống bộ giải pháp IoT tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, phù hợp với mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực logistics, chúng tôi sẽ giúp khách hàng cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách tối ưu nhất. Quý khách vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0949491355 để nhận được tư vấn chi tiết nhất về các giải pháp.

Hạn chế

Mặc dù ứng dụng IoT trong logistics mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều này cũng trở thành thách thức lớn đối với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là một số hạn chế chính khi áp dụng IoT trong lĩnh vực logistics:

  • Để triển khai hệ thống IoT cho quản lý và vận hành kho hàng, doanh nghiệp cần sở hữu đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin có kiến thức chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm và có khả năng ứng phó nhanh chóng với các sự cố bất ngờ,…
  • Những dữ liệu lớn từ IoT cần phải được quản lý và xử lý một cách chính xác và mạnh mẽ. Đồng thời, việc quản lý và phân tích dữ liệu một cách toàn diện để đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn là một thách thức kỹ thuật lớn đối với doanh nghiệp.
  • Triển khai IoT đòi hỏi một khoản đầu tư lớn vào hạ tầng công nghệ và các thiết bị kết nối. Doanh nghiệp cần phải mua sắm, cài đặt và duy trì các cảm biến, thiết bị IoT và hệ thống mạng phức tạp. Điều này có thể gây áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Với việc sử dụng nhiều thiết bị kết nối, việc bảo mật dữ liệu trở nên càng khó khăn hơn. Doanh nghiệp cần phải có những biện pháp bảo mật cao để tránh những nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng hay việc rò rỉ thông tin cá nhân.

Tóm lại, mặc dù IoT mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện quy trình logistics, nhưng cần lưu ý đến những hạn chế như chi phí đầu tư, độ bảo mật, khả năng quản lý dữ liệu,… Điều này đòi hỏi sự cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng tối đa tiềm năng của IoT trong logistics. Vậy làm thế nào để ứng dụng tốt IoT trong ngành logistics? Cùng A.I Tech tìm hiểu thông qua nội dung ngay bên dưới nhé!

Khi ứng dụng IoT trong logistics, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những thách thức như chi phí đầu tư, độ bảo mật, khả năng quản lý dữ liệu,...
Khi ứng dụng IoT trong logistics, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những thách thức như chi phí đầu tư, độ bảo mật, khả năng quản lý dữ liệu,…

Làm sao để ứng dụng tốt IoT trong lĩnh vực logistics

Sự phát triển của công nghệ IoT trong lĩnh vực logistics đã khá phổ biến trên toàn cầu. Hiện nay, các công ty logistics tập trung vào việc đáp ứng các nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu, bao gồm:

  • Đảm bảo giao hàng đúng thời hạn
  • Tăng cường sự minh bạch trong chuỗi cung ứng
  • Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình vận chuyển hàng hóa và chất lượng dịch vụ

Để thành công, các công ty này cần quản lý hiệu quả hàng tồn kho và kho bãi, tự động hóa các quy trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và bảo đảm hàng hóa được lưu trữ an toàn. Việc trao đổi thông tin và dữ liệu trong quá trình này yêu cầu sự cung cấp và kết nối thông qua các mạng không dây như GSM, Wifi, bluetooth,…

Trong thời gian tới, công nghệ IoT sẽ không chỉ có ảnh hưởng đến ngành logistics và vận tải mà còn phát triển trên các lĩnh vực khác như: ứng dụng IoT trong nông nghiệp, ứng dụng IoT trong công nghiệp,… Điều này các triển vọng mới trong sản xuất, thương mại điện tử, bán lẻ, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

Công nghệ IoT sẽ nâng cao độ phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics thông qua việc phát triển các giải pháp hiệu quả, sử dụng dữ liệu lớn và truyền dữ liệu vạn vật qua Internet. Điều này sẽ được hỗ trợ bởi sự phổ biến của các công nghệ hiện đại như sim 4G/5G, ứng dụng di động, dịch vụ điện toán đám mây và nhiều hơn nữa.

Lời kết

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, IoT sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong ngành logistics. Việc đầu tư vào IoT không đơn thuần chỉ là một lựa chọn mà còn là một bước đi cần thiết giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh vực chuỗi cung ứng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động logistics, hãy áp dụng IoT vào chiến lược của mình. Ứng dụng IoT trong logistics sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự phát triển và thành công của bạn trong lĩnh vực này.

A.I Tech hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên, bạn đã nắm được kiến thức cơ bản về các ứng dụng thực tế của IoT trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cũng như một số ưu điểm và hạn chế còn tồn đọng của giải pháp này. Nếu bạn đang quan tâm đến việc chuyển đổi số toàn diện, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0949491355 để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn một cách chi tiết nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon