IoT Gateway là gì? Cách thức hoạt động và chức năng cụ thể

Tự động hóa ngày càng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống ngày nay, và Internet of Things (IoT) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và quản lý các thiết bị thông minh. Trong hệ thống IoT, “IoT Gateway” có thể được xem như cầu nối kỹ thuật số, giữa các thiết bị IoT và hạ tầng mạng. Vai trò của nó không chỉ giới hạn ở việc kết nối thiết bị mà còn hỗ trợ xử lý và phân tích dữ liệu tại nguồn, thúc đẩy sự chuyển đổi số trong doanh nghiệp và xã hội. Vậy cụ thể thì IoT Gateway là gì? Hãy cùng A.I Tech tìm hiểu qua nội dung sau.

IoT Gateway
IoT Gateway là gì? Cách thức hoạt động và chức năng

IoT Gateway là gì?

IoT Gateway là một thành phần quan trọng trong hệ thống Internet of Things (IoT), chịu trách nhiệm kết nối và hỗ trợ tương tác giữa các thiết bị IoT với nhau cũng như giữa thiết bị IoT với hạ tầng mạng internet.

Các dữ liệu được hệ thống cảm biến thu thập, trước khi được truyền lên mạng internet đều phải thông qua IoT Gateway – một thiết bị phần cứng đa chức năng. Nó không chỉ đơn giản là một “cổng”, mà đó là trung tâm kết nối dữ liệu, hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối cục bộ như Ethernet, Bluetooth, WiFi, Zigbee, Z-Wave và một loạt các giao thức khác như BLE, 6LoWPAN, NFC, WiFi Direct, GSM, 3G, 4G LTE, LoRa,…

Với bộ xử lý mạnh mẽ, cổng Io đảm nhận một vai trò quan trọng. Thay vì chuyển toàn bộ dữ liệu đến trung tâm xử lý, IoT Gateway sẽ thực hiện quá trình xử lý tại môi trường biên (điện toán biên) để giảm thiểu khối lượng dữ liệu cần chuyển và tối ưu hóa quá trình xử lý trên đám mây.

IoT Gateway là gì
IoT Gateway giúp kết nối các thiết bị IoT với nhau và truyền tải dữ liệu lên server đám mây

Cách thức hoạt động của IoT Gateway

Bạn có hiểu đơn giản cách hoạt động của IoT Gateway như một bộ định tuyến internet. Các thiết bị cảm biến trong hệ thống IoT sẽ kết nối và gửi dữ liệu tới gateway thông qua chuẩn kết nối Ethernet hoặc Wifi, hoặc cũng có thể là các chuẩn kết nối dành riêng khác. Sau đó gateway sẽ chuyển các dữ liệu này đến trung tâm dữ liệu đám mây. Nhưng chức năng của  Gateway IoT sẽ không chỉ dừng lại ở đó mà sẽ có đôi chút phức tạp hơn, cụ thể chi tiết là:

Đầu tiên, IoT Gateway thu nhận dữ liệu từ các thiết bị IoT xung quanh, các dữ liệu này có thể là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hình ảnh, âm thanh… bằng cách sử dụng các kết nối như Z-Wave, BACnet, Bluetooth Low Energy, RS232, RS485,… Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã sử dụng các bộ chuyển đổi các giao thức kết nối cũ sang chuẩn kết nối Ethernet, chẳng hạn như Bộ chuyển đổi RS485 sang Ethernet để tăng tốc độ truyền tải dữ liệu, cũng như giúp thuật tiện hơn trong việc quản lý các giao thức.

Và vì một hệ thống IoT sẽ có tới hàng chục, hàng trăm thậm chí là hàng nghìn thiết bị cảm biến cùng hoạt động, do đó sẽ có vô số dữ liệu được thu thập một giây, việc này sẽ tạo quá sự quá tải cho trung tâm xử lý tại đám mây nếu nó được gửi đến cùng lúc. Lúc này IoT Gateway sẽ thực hiện xử lý các dữ tại chỗ để tối ưu hóa dữ liệu trước khi gửi đến server.

Quá trình này bao gồm việc lọc các dữ liệu thô, chọn các dữ liệu cần thiết, và chuyển đổi định dạng dữ liệu về tiêu chuẩn chung để giảm bớt dung lượng, tăng hiệu suất truyền tải lên đám mây, cũng như giúp quá trình phân tích, tính toán tại biên được diễn ra hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó vấn đề bảo mật và quản lý kết nối là một ưu tiên hàng đầu của IoT Gateway. Nó giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu trong quá trình truyền tải và duy trì kết nối với các thiết bị IoT. Theo dõi trạng thái kết nối và quản lý việc tái kết nối khi cần thiết. Dữ liệu được chuyển giao từ IoT Gateway có thể được tích hợp với các hệ thống trung tâm máy chủ tại doanh nghiệp hoặc trung tâm dữ liệu bên thứ 3 để tiếp tục lưu trữ, xử lý và phân tích. Điều này tạo điều kiện cho việc triển khai các ứng dụng và dịch vụ IoT, hỗ trợ tối ưu hóa quy trình làm việc và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

cách thức hoạt động của IoT Gateway
Các dữ liệu từ các thiết bị cảm biến sẽ được IoT Gateway xử lý trước khi gửi lên Cloud Server

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Internet of Things Gateway, bạn hãy cùng A.I Tech tìm hiểu về chức năng của hệ thống này nhé.

Những chức năng chính của thiết bị IoT Gateway

IoT Gateway đóng vai trò quan trọng trong hệ thống IoT, thực hiện nhiều chức năng quan trọng để tối ưu hóa quản lý và tương tác giữa các thiết bị. Dưới đây là chi tiết về các chức năng của thiết bị này:

Tạo điều kiện giao tiếp giữa các thiết bị

IoT Gateway đảm nhận vai trò kết nối và giao tiếp với các thiết bị IoT, kể cả những thiết bị không có kết nối internet hoặc thuộc thế hệ cũ. Chức năng này giúp đồng bộ hóa và quản lý hiệu quả các thiết bị đa dạng trong hệ thống IoT, tạo nên sự linh hoạt và tích hợp hiệu quả.

Là bộ nhớ đệm dữ liệu

IoT Gateway có khả năng lưu trữ và quản lý dữ liệu, thực hiện caching và phát trực tiếp nội dung media (media streaming). Điều này không chỉ giúp giảm tải cho hệ thống mạng mà còn cung cấp khả năng truy cập nhanh chóng đến dữ liệu cần thiết, tăng tốc độ phản hồi và cung cấp trải nghiệm người dùng mượt mà hơn, tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống.

IoT Gateway có thể hỗ trợ caching dữ liệu
IoT Gateway có thể hỗ trợ caching dữ liệu và phát trực tiếp nội dung

Hỗ trợ xử lý trước dữ liệu

Với khả năng xử lý dữ liệu ngay tại biên trước khi gửi lên đám mây, IoT Gateway thực hiện nhiệm vụ làm sạch, lọc và tối ưu hóa dữ liệu. Điều này giúp giảm tải cho đường truyền mạng, đồng thời tăng tốc độ xử lý dữ liệu.

Tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn

Chức năng tổng hợp và kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau trong hệ thống IoT giúp tạo ra cái nhìn tổng quan về dữ liệu. Điều này làm nổi bật thông tin quan trọng, giúp người dùng dễ theo dõi và đưa ra quyết định dựa trên những thông tin cụ thể.

IoT Gateway hỗ trợ tổng hợp dữ liệu từ nhiều thiết bị IoT khác nhau
IoT Gateway hỗ trợ tổng hợp dữ liệu từ nhiều thiết bị IoT khác nhau

Kết nối Device to Device / Machine to Machine

IoT Gateway giúp tăng cường khả năng giao tiếp trực tiếp giữa các thiết bị IoT và máy móc trong hệ thống mạng. Điều này mở ra khả năng tương tác và chia sẻ thông tin giữa những thiết bị với nhau, đồng thời mở ra nhiều tiềm năng trong việc ứng dụng các tính năng mới.

Kết nối mạng và lưu trữ dữ liệu trực tiếp

Chức năng này cho phép Gateway thực hiện kết nối và lưu trữ dữ liệu trực tiếp từ các thiết bị IoT mà không cần phải truyền tải chúng lên server. Bằng cách này, IoT Gateway giữ lại một phần lớn dữ liệu, giúp giảm độ trễ trong việc chuyển gửi dữ liệu, giảm tải cho hệ thống mạng. Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa băng thông mạng mà còn đảm bảo hiệu suất ổn định của hệ thống, đặc biệt là trong các trường hợp nơi băng thông có hạn mà còn giúp việc truy cập, quản lý dữ liệu được tốt hơn.

Kết nối mạng và lưu trữ dữ liệu trực tiếp
Cổng IoT lưu trữ dữ liệu trực tiếp từ các cảm biến IoT trong hệ thống

Chức năng trực quan hóa và phân tích dữ liệu cơ bản

IoT Gateway đóng vai trò quan trọng trong việc biến dữ liệu thô từ các thiết bị IoT thành thông tin hữu ích và dễ hiểu. Không chỉ giữ vai trò là một bộ lưu trữ thông tin, IoT Gateway còn đảm nhận nhiệm vụ trực quan hóa dữ liệu, tạo ra các ứng dụng giúp phân tích và hiểu những thông tin từ các thiết bị cảm biến được kết nối. Việc này mang lại lợi ích lớn trong việc tối ưu hóa hiệu suất, dự đoán sự cố, và tăng cường quản lý hệ thống IoT.

Ghi lại lịch sử dữ liệu trong ngắn hạn

Chức năng này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và quản lý lịch sử dữ liệu ngắn hạn từ các thiết bị IoT, giúp theo dõi và phân tích biến động trong dữ liệu theo thời gian, từ đó giúp việc đưa ra những nhận định được hiệu quả.

Quản lý truy cập và tăng cường bảo mật mạng

IoT Gateway hoạt động như một bức tường lửa, giữ cho các mối đe dọa bên ngoài không thể xâm nhập vào hệ thống IoT. Bằng cách này, nó giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng và thiết bị khỏi các tấn công từ internet, tăng cường tính bảo mật và ổn định của hệ thống. Ngoài ra nó còn đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể truy cập vào hệ thống. Điều này giúp kiểm soát và theo dõi người dùng, đồng thời giảm rủi ro từ các hành động trái phép.

Quản lý truy cập và tăng cường bảo mật mạng
IoT Gateway hoạt động như một bức tường lửa giúp bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa bên ngoài

Quản lý cấu hình các thiết bị

IoT Gateway cho phép người quản trị quản lý cấu hình và điều chỉnh các thiết lập của các thiết bị IoT trong mạng. Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động của từng thiết bị, đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và đáp ứng đúng yêu cầu của hệ thống. Ngoài ra nó còn giúp đồng bộ, ngăn chặn sự xung đột và đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị của hệ thống IoT.

Theo dõi, chẩn đoán hệ thống

Khả năng chẩn đoán và giám sát hiệu suất hệ thống IoT là một chức năng quan trọng của IoT Gateway. Gateway có khả năng tự động phân tích dữ liệu, theo dõi, phát hiện các điểm không bình thường và gửi các cảnh báo khi có sự cố xảy ra. Giúp người quản trị nhanh chóng xác định và khắc phục sự cố, từ đó duy trì tính ổn định và hiệu suất cao cho hệ thống IoT.

Cách thức hoạt động của IoT Gateway
Gateway IoT chức năng theo dõi và quản lý hệ thống các thiết bị IoT

Ưu điểm nổi bật của IoT Gateway

Với các chức năng vượt trội trên, có thể thấy bộ ioT Gateway đã mang lại những ưu điểm trong việc quản lý và vận hành hệ thống các thiết bị IoT. Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Khả năng kết nối đa dạng: IoT Gateway chấp nhận và tương tác với nhiều giao thức kết nối khác nhau, bao gồm Wi-Fi, Bluetooth, Zigbee, LoRaWAN, và Ethernet, tạo ra một môi trường linh hoạt và toàn diện cho hệ thống IoT. Khả năng này không chỉ mở rộng phạm vi kết nối mà còn hỗ trợ đa dạng lớn của các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, giúp tối ưu hóa tính tương thích và tích hợp.
  • Bảo mật nâng cao: Với một lớp bảo mật chặt chẽ, IoT Gateway đóng vai trò như một bức tường bảo vệ quan trọng cho hệ thống IoT. Nó không chỉ hạn chế sự truy cập trái phép vào dữ liệu và thiết bị mà còn mã hóa dữ liệu trước khi truyền tải, đảm bảo rằng thông tin quan trọng luôn được bảo vệ khỏi những mối đe dọa an ninh ngày càng tinh vi. Ngoài ra IoT Gateway giảm nguy cơ lỗi hệ thống bằng cách cung cấp một lớp bảo vệ an toàn và kiểm soát chặt chẽ. Điều này đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và liên tục, giữ cho các dữ liệu quan trọng luôn được duy trì với độ tin cậy cao nhất.
  • Quản lý tập trung: IoT Gateway cung cấp khả năng quản lý tập trung, cho phép người quản trị theo dõi và kiểm soát các thiết bị IoT từ xa một cách hiệu quả. Việc này không chỉ giúp giảm thời gian và công sức cho quản lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật phần mềm và cấu hình của các thiết bị IoT mà không cần sự can thiệp trực tiếp.
  • Khả năng mở rộng: Khả năng hỗ trợ mở rộng của IoT Gateway giúp hệ thống dễ dàng mở rộng khi cần thiết. Việc thêm mới các thiết bị IoT và tính năng mới trở nên đơn giản, không gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của hệ thống, giữ cho nó linh hoạt và dễ quản lý.
  • Tiết kiệm chi phí: IoT Gateway không chỉ là trung tâm quản lý hiệu quả cho các thiết bị IoT mà còn mang lại nhiều lợi ích về tiết kiệm chi phí và năng lượng. Với mức tiêu thụ điện năng và băng thông internet thấp, chỉ cần một cổng IoT để gửi và nhận dữ liệu từ các thiết bị đến đám mây giúp tiết kiệm năng lượng đáng kể so với việc có nhiều thiết bị IoT liên tục cố gắng kết nối với đám mây. Những lợi ích này không chỉ tăng cường hiệu suất của hệ thống mà còn góp phần quan trọng vào việc giảm tổng chi phí vận hành và tạo ra một môi trường hoạt động hiệu quả cho hệ thống IoT.
  • Dễ dàng triển khai: Với quy trình lắp đặt và cấu hình đơn giản, IoT Gateway không đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao từ người triển khai. Điều này mang lại lợi ích lớn về đơn giản và nhanh chóng trong quá trình triển khai hệ thống IoT, giảm thiểu thời gian và công sức đào tạo nhân sự cần thiết.
  • Xử lý dữ liệu tại chỗ (Edge Computing): Trong khi thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, IoT Gateway có khả năng lọc và phân tích chúng ngay tại cổng. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực lưu trữ và xử lý trên hệ thống Cloud mà còn tăng tốc độ xử lý dữ liệu và cung cấp phản hồi nhanh chóng. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tăng cường hiệu suất toàn diện của hệ thống. Đây cũng chính là tính năng đặc biệt, tạo nên điểm khác biệt lớn nhất khi so sánh IoT Gateway với bộ định tuyến thông thường.
IoT giúp tăng khả năng kết nối giữa các thiết bị, tăng cường bảo mật và hỗ trợ xử lý dữ liệu tại biên
IoT giúp tăng khả năng kết nối giữa các thiết bị, tăng cường bảo mật và hỗ trợ xử lý dữ liệu tại biên

IoT Gateway và Edge Computing

Trong hệ thống IoT,sẽ có  một số lượng đáng kể các thiết bị cảm biến hoạt động và tạo ra lượng dữ liệu lớn, điều này đã đặt ra những thách thức đối với việc quản lý và truyền tải dữ liệu. Việc truyền toàn bộ dữ liệu từ các thiết bị này lên đám mây không chỉ gây nghẽn mạng mà còn làm tăng chi phí lưu trữ.

Và Edge Computing (điện toán biên) trở nên hết sức quan trọng để giải bài toán này. Thay vì truyền toàn bộ dữ liệu lên đám mây, chúng ta có thể tận dụng khả năng xử lý dữ liệu tại nguồn của của để giảm lượng dữ liệu cần truyền, giảm chi phí và tối ưu hóa băng thông mạng. 

Để dễ hiểu bạn có thể hình dung như này, đối với một doanh nghiệp thông thường sẽ có rất nhiều thiết bị camera an ninh cùng hoạt động, điều này vô tình tạo ra một lượng cực lớn các dữ liệu nhưng không thực sự cần thiết, vậy làm sao để chỉ lọc lấy các dữ liệu hình ảnh có sự hiện diện của con người sau đó gửi về trung tâm, mà không cần phải gửi cả những những dữ liệu trống? Thay vì truyền tất cả dữ liệu lên đám mây, các thiết bị biên có khả năng xử lý dữ liệu ngay tại chỗ. Chúng có thể phân loại và lọc cảnh quay, chỉ chọn những dữ liệu quan trọng để truyền. Sau đó thông qua IoT Gateway, chỉ những dữ liệu cần thiết sẽ được truyền lên đám mây.

Lợi ích khi kết hợp IoT Gateway và Edge Computing:

  • Giảm độ trễ: Việc xử lý dữ liệu ngay tại chỗ giúp giảm độ trễ trong quá trình truyền tải dữ liệu đến trung tâm xử lý. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ứng dụng đòi hỏi phản hồi nhanh như trong lĩnh vực y tế hoặc sản xuất.
  • Nâng cao tính bảo mật: Dữ liệu không phải đi xa đến trung tâm xử lý, giúp giảm nguy cơ bị lộ thông tin quan trọng và cải thiện bảo mật dữ liệu.
  • Tăng cường hiệu suất hệ thống tổng thể: Bằng cách phân tải công việc xử lý dữ liệu giữa Edge và trung tâm, hệ thống trở nên hiệu quả hơn và có khả năng mở rộng tốt để xử lý nhiều thiết bị IoT cùng một lúc. Điều này góp phần cải thiện khả năng thích ứng và linh hoạt của hệ thống IoT.
Kết hợp IoT Gateway và Edge Computing giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của IoT
Kết hợp IoT Gateway và Edge Computing giúp tăng cường hiệu suất hoạt động của IoT

Những ứng dụng thức tế của IoT Gateway là gì?

IoT Gateway đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, xử lý và truyền tải dữ liệu từ các thiết bị IoT đến các hệ thống trung tâm. Điều này mở ra nhiều ứng dụng thực tế hữu ích, giúp cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quản lý trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số ứng dụng thực tế thường gặp có thể kể đến như:

IoT Gateway trong giao thông thông minh

Giảm kẹt xe và tăng an toàn giao thông: Các cảm biến thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như cảm biến giao thông, camera giám sát và hệ thống định vị GPS. Dữ liệu này sau đó được IoT Gateway lọc và  truyền đến trung tâm điều khiển, nơi mà các thuật toán thông minh có thể phân tích và dự đoán tình trạng giao thông. 

Thông qua đó, hệ thống có thể tạo ra các biện pháp tự động như điều chỉnh đèn giao thông, hướng dẫn đường đi tối ưu cho người lái xe và cảnh báo về tình trạng giao thông nguy hiểm. Điều này giúp giảm kẹt xe, tiết kiệm thời gian và nguyên liệu, đồng thời tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông.

Quản lý bãi đỗ xe: Các thiết bị IoT được đặt tại các bãi đỗ xe kết nối với nhau thông qua bộ IoT Gateway để theo dõi tình trạng sử dụng không gian. Dữ liệu này sẽ được chuyển đến trung tâm quản lý, để cung cấp thông tin về tình trạng của bãi đỗ xe, giúp tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng không gian của bãi đỗ.

IoT Gateway trong nông nghiệp thông minh

Với nông nghiệp, IoT Gateway giúp nâng cao hiệu suất và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Các cảm biến IoT trong nông nghiệp đo lường độ ẩm đất, nước và thông tin thời tiết,… được kết nối với cổng IoT để chia sẻ dữ liệu thu thập được lên hệ thống. Giúp người nông dân đưa ra quyết định chính xác về lịch trình tưới tiêu, bón phân,… tăng cường sự đồng bộ và hiệu quả trong quá trình canh tác. 

Bên cạnh đó thông qua cổng IoT, các cảm biến sức khỏe gắn trên vật nuôi gửi dữ liệu về tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và các chỉ số khác đến trung tâm quản lý. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hệ thống sẽ tự động cảnh báo, giúp phát hiện sớm và xử lý các vấn đề sức khỏe của đàn gia súc. Điều này giúp giảm thiểu tỷ lệ bệnh tật và tăng cường hiệu suất nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp.

IoT Gateway hỗ trợ trong nông nghiệp thông minh
IoT Gateway giúp hỗ trợ người nông dân trong việc quản lý các thiết bị IoT nông nghiệp được hiệu quả hơn

Iot Gateway trong hệ thống kiểm soát năng lượng

Các hệ thống điện năng lượng mặt trời, điện gió thường được đặt ở những nơi có điều kiện đặc biệt, khó tiếp cận,… Hệ thống quản lý năng lượng thông minh cho công nghiệp (IIoT) sử dụng cổng kết nối IoT để có thể điều khiển và giám sát các thiết bị điện trong lĩnh vực năng lượng tái tạo từ xa.  Điều này mang lại sự linh hoạt trong việc quản lý, kiểm soát năng lượng, giúp định hình một tương lai năng lượng bền vững.

Lời kết

Như vậy bạn có thể thấy trong hệ thống IoT, thì IoT Gateway đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc kết nối và quản lý các thiết bị IoT. Với khả năng xử lý dữ liệu tại nguồn, đảm bảo bảo mật thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp mượt mà, IoT Gateway mang đến những ưu điểm xuất sắc cho cả doanh nghiệp và người dùng.

Việc nắm bắt và tận dụng hiệu quả IoT Gateway sẽ đóng vai trò then chốt xây dựng một hệ thống IoT thông minh và an toàn. Và để hỗ trợ tăng cường hiệu quả hoạt động của thiết bị này thì việc sử dụng bộ chuyển đổi các giao thức kết nối cũ sang chuẩn Ethernet là điều cần thiết, bạn có thể tham khảo các bộ chuyển đổi tại đây, hoặc liên hệ ngay với A.I Tech qua số HOTLINE 0949491355 để được tư vấn chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon