Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hệ thống công nghệ đã và đang tạo ra những thay đổi to lớn trong mọi ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và Internet vạn vật (IoT) đóng vai trò như một chìa khóa quan trọng mở ra cánh cửa tương lai cho các ngành công nghiệp. Việc ứng dụng IoT trong công nghiệp sẽ giúp các công ty chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang một hệ thống thông minh, linh hoạt và hiệu quả hơn, mở ra một cơ hội phát triển bền vững. Hãy cùng A.I Tech tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài viết sau!
IoT trong công nghiệp là gì?
IIoT là viết tắt của “Industrial Internet of Things” (Internet of Things trong ngành công nghiệp). Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc kết nối các thiết bị công nghiệp thông qua internet với mục tiêu thu thập, chia sẻ dữ liệu và thực hiện các nhiệm vụ tự động hóa trong môi trường sản xuất công nghiệp.
IIoT sử dụng các thiết bị thông minh, cảm biến, và các hệ thống nhúng để tạo ra một hệ thống mạng liên kết giữa các máy móc, thiết bị, và hệ thống thông tin. Điều này giúp cải thiện quản lý, giảm chi phí vận hành, tăng cường an toàn, và tối ưu hóa hiệu suất trong môi trường công nghiệp. Dữ liệu từ các thiết bị và cảm biến này có thể được sử dụng để phân tích, dự đoán, và tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý tài nguyên.
Sự khác biệt giữa IoT và IIoT
Internet of Things (IoT) và Industrial Internet of Things (IIoT) là hai khái niệm liên quan đến việc kết nối các thiết bị thông minh và cảm biến thông qua internet, tuy nhiên, chúng có những sự khác biệt quan trọng về phạm vi ứng dụng, mục tiêu chính, và đặc điểm kỹ thuật. Cụ thể như sau:
Về phạm vi ứng dụng và mục tiêu
IoT là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả mạng lưới của các thiết bị thông minh được kết nối với internet nhằm cung cấp các tiện ích cho cuộc sống hàng ngày của các cá nhân. Các thiết bị như đèn thông minh, tivi kết nối internet, loa thông minh, đồng hồ thông minh, và cảm biến sức khỏe là những ví dụ tiêu biểu của IoT. Mục tiêu chính của IoT là tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cung cấp dữ liệu cá nhân để cải thiện quản lý cuộc sống hàng ngày.
Ngược lại, IIoT hay Industrial Internet of Things, tập trung vào việc kết nối và tương tác giữa các thiết bị và hệ thống trong môi trường công nghiệp. IIoT được thiết kế để cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất trong các nhà máy, xưởng sản xuất và hệ thống quản lý công nghiệp.
Về đặc điểm kỹ thuật
Đặc điểm kỹ thuật cũng là một khía cạnh quan trọng phản ánh sự khác biệt giữa IoT và IIoT. IoT thường có quy mô nhỏ hơn, chủ yếu tập trung vào tính năng tiện ích có vòng đời ngắn. Trong khi đó, IIoT đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về độ ổn định và tính bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư, với các thiết bị phải đảm bảo độ bền và khả năng chịu nhiệt độ, chịu va đập,… có vòng đời dài hơn để đáp ứng với các điều kiện trong môi trường công nghiệp.
Các ứng ứng dụng IoT trong công nghiệp
Industrial Internet of Things (IIoT) đã thay đổi cách mà công nghiệp hoạt động, mang lại nhiều ứng dụng hiệu quả. Dưới đây là một số ứng dụng quan trọng của IoT trong lĩnh vực công nghiệp.
Giúp dự báo bảo trì
Cụ thể, ứng dụng IoT trong công nghiệp với ngành sản xuất sẽ giúp dự báo bảo trì thiết bị. Thông qua công nghệ IIoT, các thông số về máy móc sẽ được truyền đến các hệ thống thông tin và quản lý phân tích, giúp dự đoán trước tình trạng máy móc trong tương lai và gửi thông báo kích hoạt các chương trình sửa chữa được lập trình sẵn.
Một nghiên cứu của Deloitte còn chỉ ra rằng bảo trì dự đoán bởi hệ thống IoT công nghiệp có thể giảm thời gian cần thiết cho việc lập kế hoạch từ 20-50%, tăng thời gian hoạt động và tuổi thọ của thiết bị thêm 10-20%, và giảm chi phí bảo trì thiết bị tới 5-10%.
Hỗ trợ quản lý tài sản
Hiện nay ngày càng nhiều doanh nghiệp sản xuất đã tích hợp, ứng dụng iot trong công nghiệp với các phần mềm di động và trang web, để thu thập thông tin, giám sát các tài sản quan trọng trong nhà máy như các trang thiết bị, hệ thống máy móc và nguồn nguyên vật liệu. Mục tiêu là hỗ trợ tối ưu hoá quy trình vận hành logistics, đảm bảo tối ưu hóa lưu trữ hàng trong kho, và phát hiện, ngăn ngừa tài sản bị thất thoát.
Điều khiển hoạt động sản xuất từ xa
Ứng dụng IoT trong công nghiệp sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thu thập dữ liệu và giám sát toàn diện các hệ thống vận hành từ van xả, công tắc cho đến các thiết bị máy móc phức tạp. Các dữ liệu thu thập được sẽ được tính toán và phân tích giúp người quản lý có thể điều khiển được toàn bộ dây truyền sản xuất từ xa mà không cần trực tiếp xuống xưởng.
Ứng dụng IoT trong công nghiệp này đã được các tập đoàn viễn thông, dầu khí, sản xuất năng lượng áp dụng. Bước đầu mang lại hiệu rất tốt trong việc quản lý, tạo tiền đề biến IoT trở thành một công cụ cốt lõi trong việc tự động hóa quy trình sản xuất từ xa.
Quản lý chuỗi logistics
Việc ứng dụng IIoT giúp các doanh nghiệp quản lý đội xe vận chuyển hàng hóa của mình một cách hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa các chi phí sửa chữa và kiểm soát chi phí nhiên liệu. Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra những lộ trình và phương thức giao hàng thông minh, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của chuỗi logistics toàn diện.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm
Ứng dụng IoT công nghiệp đã giúp các công ty kiểm soát chất lượng sản phẩm được tốt hơn. IIoT không chỉ giúp theo dõi, giám sát chất lượng đầu vào nguyên liệu mà còn cả quy trình sản xuất cho đến thành phẩm cuối cùng. Chúng có khả năng theo dõi các thông số quan trọng liên quan đến chỉ số chất lượng và truyền dữ liệu liên tục về một hệ thống quản lý, từ đó doanh nghiệp có theo dõi và phân tích chất lượng sản phẩm từ xa.
Ứng dụng IoT trong công nghiệp đảm bảo an toàn cho nhân viên
Một trong những ưu điểm nổi bật là khả năng theo dõi và phân tích dữ liệu về an toàn lao động một cách liên tục. Cảm biến và thiết bị IIoT được tích hợp trực tiếp vào các thiết bị an toàn như mũ bảo hộ, quần áo, giày lao động, giúp ghi chép và truyền tải dữ liệu về tình trạng sức khỏe và an toàn của nhân viên.
Hệ thống giám sát an toàn dựa trên IIoT cũng cung cấp thông báo tức thì và cảnh báo khi phát hiện các điều kiện làm việc nguy hiểm hoặc vi phạm quy tắc an toàn lao động.
Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp khi ứng dụng IIoT
Qua một số ứng dụng IoT công nghiệp trên, ta có thể thấy hệ thống này mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Việc lắp đặt IIoT sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành, từ đó giúp gia tăng tính cạnh tranh. Những lợi ích mà IoT công nghiệp mang lại cụ thể như sau:
Giảm thiểu chi phí vận hành
Áp dụng Internet of Things (IoT) vào doanh nghiệp không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà còn là chìa khóa mở ra sự hiệu quả trong quản lý thiết bị và máy móc. Việc kiểm soát chi phí bảo trì máy móc trở nên hiệu quả hơn nhờ vào sự tích hợp chặt chẽ với các cảm biến IoT.
Một ví dụ điển hình là Amazon, họ đã sử dụng công nghệ Kiva để quản lý kho hàng, với các robot tìm kiếm và di chuyển sản phẩm, giúp nhân viên dễ dàng nhận được hàng hóa mà không cần mất nhiều thời gian. Kết quả, chi phí hoạt động của Amazon giảm đi 20% vào năm 2014. Điều này là một minh chứng rõ ràng về sức mạnh của IoT trong tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất doanh nghiệp.
Nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt động
Để nâng cao năng năng suất và hiệu suất lao động, các doanh nghiệp đa ứng dụng IoT trong công nghiệp để loại bỏ những công việc lặp đi lặp lại. Không chỉ vậy, IoT còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối và giao tiếp giữa các phòng ban, góp phần nâng cao năng suất làm việc.
Dữ liệu lớn thu thập được từ các thiết bị IoT không chỉ là một nguồn thông tin quý giá mà còn là công cụ quan trọng để theo dõi hiệu suất sản xuất trong chuỗi cung ứng. Nó giúp doanh nghiệp giám sát hệ thống phân phối, kiểm soát hàng tồn kho và theo dõi sản phẩm, tạo ra một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy để đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn
Một trong những ưu điểm lớn của IIoT là khả năng thu thập và phân tích dữ liệu một cách toàn diện từ các phần tử trong chuỗi cung ứng. Nhờ vào việc theo dõi và hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hoạt động để đáp ứng chính xác và nhanh chóng nhu cầu thay đổi của khách hàng.
IIoT cũng cung cấp khả năng tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua các giải pháp kỹ thuật số. Ví dụ, thông qua các thiết bị kết nối, doanh nghiệp có thể theo dõi mức độ tiêu thụ và sử dụng sản phẩm của khách hàng, từ đó cung cấp dịch vụ tư vấn cá nhân hóa và giải pháp đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng.
Mở rộng cơ hội kinh doanh
Việc ứng dụng IoT trong công nghiệp trở thành một yếu tố quan trọng có khả năng làm thay đổi cán cân cạnh tranh. Sự kết hợp của việc phân tích dữ liệu cùng trí tuệ nhân tạo và hệ thống máy học giúp các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thu thập dữ liệu một cách linh hoạt, tạo ra thông tin có giá trị và đưa ra giải pháp đáp ứng đúng với những yêu cầu của khách hàng. Từ đó tạo điều kiện mở rộng cơ hội kinh doanh.
Lời kết
Thông qua những nội dung trên chắc hẳn bạn đã có được một góc nhìn tổng quan về những ứng dụng IoT trong công nghiệp và những lợi ích của nó mang lại. Ứng dụng IoT không còn là một sự lựa chọn nữa mà đã là yêu cầu tiên quyết mà các doanh nghiệp nên thực hiện sớm để tồn tại và phát triển.
Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp trong hành trình này, A.I Tech đã và đang nghiên cứu phát triển những thiết bị, phần mềm và bộ giải pháp tích hợp, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quy trình chuyển đổi số IoT, nếu bạn quan tâm đừng ngần ngại liên hệ ngay HOTLINE 0949491355 hoặc điền thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
Pingback: Internet of Things - IoT là gì? Và các ứng dụng của IoT
Pingback: IoT Gateway là gì? Cách thức hoạt động và chức năng cụ thể