Hệ thống giao thông thông minh ITS và những điều cần biết

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có giải pháp nào để giảm thiểu kẹt xe, tăng cường an toàn giao thông và làm cho cuộc sống đô thị trở nên thuận lợi hơn không? Đó chính là lý do tại sao giao thông thông minh (Intelligent Transportation System – ITS) đang trở thành tâm điểm của sự quan tâm và đầu tư từ các đô thị trên khắp thế giới. Vậy hệ thống giao thông thông minh là gì? Nó gồm có những thành phần nào? Thực trạng triển khai hệ thống này tại Việt Nam ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ITS qua bài viết sau của A.I Tech nhé!

Hệ thống giao thông thông minh ITS và những điều cần biết
Hệ thống giao thông thông minh ITS và những điều cần biết

Hệ thống giao thông thông minh là gì?

Hệ thống giao thông thông minh (ITS – Intelligent Transport Systems) là một tập hợp hệ thống bao gồm các ứng dụng kỹ thuật và khoa học tiên tiến, nhằm mục đích cung cấp các giải pháp và dịch vụ hữu ích cho đối tượng người và phương tiện tham gia giao thông. Nó có tác dụng giúp tổ chức, điều hướng giao thông một cách an toàn và thuận tiện hơn, đồng thời giảm thiểu các trường hợp tai nạn và sự cố giao thông.

Hệ thống ITS sử dụng các tiến bộ trong công nghệ thông tin và viễn thông để kết nối người tham gia giao thông, hệ thống đường xá và các phương tiện giao thông thành một mạng lưới thông tin và viễn thông bao quát và thống nhất, nhằm tối ưu hóa việc lưu thông trên các tuyến đường.

Như đã đề cập đến trong phần khái niệm tổng quan về hệ thống giao thông thông minh là gì mà A.I Tech đã cung cấp ở trên, ITS mang đến nhiều lợi ích trong mạng lưới giao thông. Vậy thì hệ thống này bao gồm những thành phần nào? Hãy tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Hệ thống Giao thông thông minh là hệ thống sử dụng kỹ thuật công nghệ, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hạ tầng giao thông vận tải
Hệ thống Giao thông thông minh là hệ thống sử dụng kỹ thuật công nghệ, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hạ tầng giao thông vận tải

Các thành phần chính của hệ thống giao thông thông minh

Một hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transportation System) bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Các thiết bị cảm biến và thiết bị thu thập dữ liệu: Thành phần này gồm những thiết bị sử dụng cảm biến, GPS, bảng điện tử, camera và các công cụ khác nhằm mục đích dùng để thu thập các thông tin về giao thông, bao gồm lưu lượng phương tiện tham gia giao thông, tốc độ của phương tiện, mật độ giao thông và các yếu tố khác liên quan đến giao thông.
  • Hệ thống truyền thông: Giao thông thông minh sử dụng các hệ thống viễn thông và mạng thông tin để truyền tải, trao đổi dữ liệu giao thông từ những thiết bị thu thập dữ liệu về các trung tâm điều khiển và ngược lại. Một số công nghệ truyền thông điển hình có thể kể đến bao gồm Bluetooth, wifi, mạng di động hoặc các công nghệ đám mây.
  • Trung tâm điều khiển: Trung tâm điều khiển của hệ thống ITS là nơi xử lý tập trung các nguồn dữ liệu từ các thiết bị camera giám sát và các hệ thống cảm biến. Quản trị viên có chức năng sẽ tiến hành phân tích dữ liệu, cung cấp thông tin đến người dùng và đưa ra quyết định thích hợp cho từng trường hợp để điều chỉnh quá trình giao thông.
  • Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông và dòng lưu thông: Traffic Flow Control System (TFC) là một hệ thống chịu trách nhiệm quản lý tín hiệu đèn giao thông, quản lý làn đường. Nó cũng có chức năng điều chỉnh tốc độ và hướng di chuyển của phương tiện, giúp dòng lưu thông diễn ra một cách trật tự.
  • Hệ thống thanh toán và thu phí: Giao thông thông minh cũng bao gồm một số hệ thống thanh toán và thu phí, điển hình như hệ thống thu phí (Toll Collection System – TCS), hệ thống thu tiền vé tự động (Automatic Fare Collection System – AFC) và hệ thống quản lý và thu phí bãi đậu xe (Parking Control System – PCS).
  • Hệ thống quản lý xe buýt: Ngoài các hệ thống trên, hệ thống ITS cũng có chức năng quản lý các phương tiện xe buýt trong các đô thị lớn, bao gồm việc quản lý lịch trình, định vị thời gian thực và ứng phó với các yếu tố như tuyết đường di chuyển.
Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông và dòng lưu thông trong giao thông thông minh
Hệ thống điều khiển tín hiệu đèn giao thông và dòng lưu thông trong giao thông thông minh

Hệ thống giao thông thông minh hoạt động như thế nào?

Trung tâm Giám sát điều hành chính là một đơn vị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống ITS. Đây là một hệ thống kỹ thuật được quản lý bởi cơ quan vận tải để thu thập và phân tích dữ liệu, hỗ trợ quản lý và điều khiển giao thông theo thời gian thực và cung cấp thông tin về các phương tiện di chuyển. 

Hệ thống giao thông thông minh hoạt động bằng cách sử dụng các công nghệ thông tin và viễn thông để thu thập dữ liệu, truyền dữ liệu, phân tích thông tin và cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông để quản lý và điều hành giao thông đô thị và giao thông trên các tuyến đường lớn.

Để đảm bảo quá trình này diễn ra một cách hiệu quả, ITS phải trải qua bốn giai đoạn:

  • Thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các thiết bị phần cứng như bộ định vị xe tự động, bộ nhận dạng xe tự động dựa trên các hệ thống GPS, cảm biến, và camera trí tuệ nhân tạo.
    Các thiết bị phần cứng này chủ yếu có tác dụng ghi lại những thông tin như số lượng phương tiện, tốc độ lưu thông, vị trí, và trọng lượng xe. Thiết bị thu thập dữ liệu này cũng được kết nối với hệ thống máy chủ được đặt tại trung tâm nhằm tiếp nhận và phân tích dữ liệu được gửi đến.
  • Truyền dữ liệu: Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được truyền đi nhanh chóng và theo thời gian thực đến Trung tâm Giám sát điều hành.
  • Phân tích dữ liệu: Sau khi tiếp nhận dữ liệu được gửi đến, Trung tâm Giám sát điều hành sẽ xử lý dữ liệu thông qua nhiều giai đoạn như sửa lỗi, làm sạch, tổng hợp và phân tích dữ liệu. Dữ liệu này được áp dụng vào việc dự đoán lưu lượng giao thông, phát hiện, ghi lại và cảnh báo về các sự việc, sự cố hay những trường hợp vi phạm nhằm cung cấp thông tin phù hợp cho người dùng.
  • Cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông: Với tất cả những dữ liệu trên, hệ thống sẽ cung cấp thông tin theo thời gian thực như tốc độ, thời gian di chuyển, các sự cố hay tai nạn xảy ra trên đường, độ trễ, các trường hợp thay đổi tuyến đường, chuyển hướng,… thông qua các thiết bị điện tử như biển báo thay đổi, internet, radio và tin nhắn SMS.

Tóm lại, hệ thống giao thông thông minh hoạt động bằng cách tích hợp các công nghệ và dữ liệu để cung cấp thông tin cho người tham gia giao thông để kịp thời đưa ra giải pháp nhằm cải thiện hiệu suất, đem đến sự an toàn và tiện lợi trong giao thông tại đô thị và trên các tuyến đường lớn. Để tìm hiểu rõ hơn về các lợi ích của công nghệ này, mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây của A.I Tech nhé!

Trung tâm Giám sát điều hành giao thông thông minh tiến hành theo dõi, giám sát, phân tích và xử lý dữ liệu
Trung tâm Giám sát điều hành giao thông thông minh tiến hành theo dõi, giám sát, phân tích và xử lý dữ liệu

Lợi ích mà giao thông thông minh mang lại

Hệ thống Intelligent Transportation System (ITS) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả người dùng cá nhân và cộng đồng đô thị. Nó giúp hỗ trợ con người, cơ sở hạ tầng giao thông và phương tiện tham gia giao thông giao tiếp với nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về một số lợi ích thực tiễn của hệ thống này:

Hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông thông minh không những tạo ra sự đồng bộ trong việc quản lý giao thông mà còn giúp mở rộng các tuyến đường và thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch xây dựng và quy hoạch toàn diện, từ đó mở rộng mạng lưới giao thông. Ngoài ra, việc áp dụng ITS cũng giúp cải thiện kết cấu, cơ sở hạ tầng của đường bộ, hỗ trợ cho việc triển khai trạm cân điện tử và các trạm thu phí tự động,…

Hệ thống giao thông thông minh giúp mở rộng mạng lưới giao thông, hiện đại hóa hạ tầng giao thông
Hệ thống giao thông thông minh giúp mở rộng mạng lưới giao thông, hiện đại hóa hạ tầng giao thông

Đảm bảo an toàn giao thông

Việc áp dụng của hệ thống giao thông thông minh vào đời sống giúp giảm thiểu các sự cố tai nạn và tình trạng tắc nghẽn giao thông. Hệ thống có thể điều khiển các hoạt động giao thông một cách tự động, chịu trách nhiệm quản lý giao thông và tạo ra các kịch bản giao thông linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này giúp đơn giản hóa việc điều phối giao thông của con người.

Hơn nữa, hệ thống cũng cung cấp các công nghệ và giải pháp kịp thời để xử lý những tình huống thiên tai cho phương tiện, cũng như tăng cường báo động và cảnh báo cho phương tiện tham gia giao thông.

Hỗ trợ quản lý giao thông tốt hơn

Hệ thống giao thông thông minh có khả năng tự động giám sát và điều phối giao thông dựa trên dữ liệu giao thông thời gian thực. Ví dụ như lưu lượng xe, tốc độ di chuyển, và điều kiện thời tiết,… nhằm đảm bảo tính linh hoạt. Với khả năng xử lý tự động này, hệ thống có thể giải quyết một số tình huống vi phạm luật giao thông.

Bên cạnh đó, ITS cũng hỗ trợ lực lượng chức năng trong việc phát hiện và ghi nhận các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, cung cấp bằng chứng để hỗ trợ quá trình xử lý.

Hệ thống này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các tuyến đường chính và điều chỉnh việc di chuyển của các phương tiện qua biển báo điện tử, giúp quản lý giao thông một cách tốt hơn.

Hệ thống Intelligent transportation system hỗ trợ quản lý giao thông thông tốt hơn
Hệ thống Intelligent transportation system hỗ trợ quản lý giao thông thông tốt hơn

Tiết kiệm tài nguyên

Với nhiều ứng dụng trong thực tế, giao thông thông minh giúp tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và tiền bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển cá nhân.

Nó cũng cung cấp hệ thống thông tin cho người dân, góp phần thúc đẩy văn hoá giao thông và hỗ trợ quá trình điều hành hệ thống giao thông công cộng một cách linh hoạt và chủ động. Do đó, người dùng có thể cập nhật thông tin và xử lý tình huống giao thông một cách hợp lý, giúp thúc đẩy văn hóa giao thông.

Với vô vàn lợi ích mang lại, có thể thấy bất cứ đô thị, đất nước nào cũng nên sở hữu một hệ thống giao thông thông minh hoàn thiện, nhằm giúp quản lý tình trạng giao thông. Việt Nam cũng là một trong số các nước đã và đang áp dụng ITS vào đời sống. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là tình trạng triển khai ITS tại nước ta. Vậy, bạn có biết thực trạng triển khai ITS tại Việt Nam như thế nào không? Nếu chưa, hãy tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Thực trạng triển khai ITS tại Việt Nam

Việc triển khai Lộ trình ứng dụng Hệ thống Giao thông Thông minh (ITS) ở Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đến năm 2015, từ 2015 đến 2020 và từ 2020 đến 2030 với mục tiêu: tiêu chuẩn hoá ITS toàn quốc, quy hoạch và xây dựng các trung tâm điều hành và kiểm soát giao thông tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam và hoàn thiện các ứng dụng, các hệ thống con ITS.

Tại TP.HCM, 7 dự án giao thông trong giai đoạn 2021 – 2025 được ưu tiên đầu tư, tập trung vào việc áp dụng công nghệ để điều hành và quản lý giao thông trên địa bàn. 7 dự án này bao gồm:

  • Nâng cấp 200 chốt đèn tín hiệu và 300 thiết bị giúp phân tích mật độ lưu thông.
  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm Quản lý điều hành
  • Phát triển phần mềm quản trị hệ thống, khai báo dữ liệu giám sát hành trình phương tiện vận tải
  • Bổ sung hệ thống camera giám sát
  • Nâng cấp hệ thống điều khiển với mục đích phục vụ quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng
  • Trang bị thêm công nghệ, thiết bị nhằm hỗ trợ điều hành, giám sát hoạt động giao thông đường thủy khu vực TP.HCM
  • Thu phí đối với xe ô tô lưu thông vào trung tâm Thành phố

Thủ Đô Hà Nội đang tích cực lập kế hoạch phát triển giao thông thông minh, với việc ưu tiên triển khai các dịch vụ nhóm mang lại lợi ích cụ thể nhất cho doanh nghiệp và cư dân, bao gồm dịch vụ quản lý và điều hành giao thông, dịch vụ thông tin giao thông, dịch vụ vận tải công cộng, dịch vụ hỗ trợ lái xe an toàn, dịch vụ cứu hộ cứu nạn khẩn cấp. Trong quá trình phát triển, các dịch vụ này có thể được bổ sung để tiến đến hoàn thiện hệ thống.

Ngoài TP.HCM và Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Thái Nguyên cũng đang từng bước phát triển hệ thống giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ và hiện đại.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận kế hoạch quản lý hạ tầng giao thông, với mục tiêu là đến năm 2025, 100% các tuyến đường cao tốc và các thành phố lớn trực thuộc trung ương sẽ triển khai hệ thống quản lý và điều hành giao thông thông minh.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ từ 2021 đến 2030, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là cả nước sẽ có 5000 km đường cao tốc được đưa vào khai thác và hoạt động. Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển đường bộ là khoảng 900.000 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh triển khai dự án bổ sung hệ thống camera giám sát trên các tuyến đường
TP. Hồ Chí Minh triển khai dự án bổ sung hệ thống camera giám sát trên các tuyến đường

Ứng dụng hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam

Giao thông thông minh thường được xem là một phần quan trọng trong việc phát triển các đô thị xanh và hiện đại. Tại Việt Nam, hệ thống ITS được ứng dụng trong nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan đến giao thông, cụ thể như:

  • Hệ thống camera giám sát và xử lý vi phạm giao thông: Thiết bị này cung cấp khả năng giám sát trực tuyến về tình trạng trật tự an toàn giao thông cũng như tự động phát hiện các hành vi vi phạm như việc vượt quá tốc độ cho phép, vi phạm làn đường (sai làn, lấn làn,…), dừng đỗ xe trái quy định hay không tuân thủ tín hiệu giao thông.
  • Các sản phẩm thanh toán dịch vụ giao thông: Các dịch vụ này bao gồm việc thu phí tự động tại các bãi đậu xe thông minh, hệ thống thu phí không dừng trên các tuyến đường cao tốc và vé điện tử.
  • Mobile camera: Sản phẩm này dành cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý để kiểm tra và giám sát hình ảnh trên các phương tiện như ô tô, tàu hỏa, hoặc tàu du lịch.
  • Hệ thống giám sát AIS: Hệ thống này hỗ trợ giám sát các tàu thuyền trên cả tàu nội địa và tàu xa bờ, kết hợp sử dụng ba phương thức truyền tin AIS, di động và vệ tinh.

Phần mềm nhận dạng biển số xe có thể được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giao thông thông minh bằng cách cung cấp thông tin và dữ liệu hữu ích cho hệ thống. Phần mềm có thể giúp quản lý việc đỗ xe thông minh bằng cách nhận dạng và theo dõi các phương tiện đỗ xe tại các bãi đỗ. Phần mềm nhận dạng biển số xe tại A.I Tech xứng đáng là sự lựa chọn an toàn cho các bãi giữ xe.

Ứng dụng giao thông thông minh vào hệ thống camera giám sát và xử lý vi phạm giao thôn
Ứng dụng giao thông thông minh vào hệ thống camera giám sát và xử lý vi phạm giao thôn

Hạn chế còn tồn tại của giao thông thông minh

Nhìn chung, tình trạng quản lý và điều hành giao thông ở nước ta vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Sự tăng tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, cùng với việc số lượng phương tiện giao thông để phục vụ việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa ngày càng gia tăng. Do đó, việc triển khai giao thông thông minh còn tồn tại nhiều hạn chế đáng kể, điển hình như sau: 

  • Thiếu đồng bộ giữa các dự án nghiên cứu và triển khai thực tế. Mặc dù có nhiều dự án nghiên cứu đang được thực hiện, nhưng chúng thường chỉ có tính chất thí điểm, độc lập và không có kế hoạch tổng thể về hiện trạng và phát triển của hệ thống ITS.
  • Một số thành phố vẫn hiện vẫn chưa có trung tâm điều hành tập trung để quản lý và điều khiển các hệ thống giao thông.
  • Việc khai thác chưa hiệu quả của hạ tầng giao thông và hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cũng đang gây ra những trở ngại đối với việc phát triển bền vững của ITS.
  • Hệ thống đèn tín hiệu vẫn hoạt động độc lập và chưa được kết nối một cách tự động. Chỉ một phần nhỏ các đèn tín hiệu (chiếm 3%) đã được liên kết với trung tâm điều khiển.
  • Các giải pháp tự động phát hiện sự cố và nhận dạng phương tiện vi phạm vẫn chưa được triển khai rộng rãi.
  • Mạng lưới camera cũng chưa đủ rộng để bao phủ toàn bộ hệ thống giao thông.
  • Công tác bảo trì và nâng cấp hạ tầng giao thông cũng chưa được thực hiện đều đặn.
  • Ngoài ra, việc xây dựng khung kiến trúc và tiêu chuẩn cho ITS cũng đang gặp khó khăn. Nhiều dự án đã được triển khai nhưng chưa được đánh giá một cách đầy đủ.
  • Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc áp dụng ITS, bao gồm cả việc tiếp cận công nghệ hiện đại và thiếu hụt về thiết bị chuyên dụng.

Trong việc thực hiện hệ thống giao thông thông minh, nước ta vẫn đang phải đối mặt và vượt qua nhiều trở ngại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tin rằng sẽ có sự tiến bộ đáng kể trong thời gian sắp tới.

Thiếu sự đồng bộ là một trong những hạn chế lớn trong việc ứng dụng ITS vào đời sống
Thiếu sự đồng bộ là một trong những hạn chế lớn trong việc ứng dụng ITS vào đời sống

Lời kết

Việc phát triển hệ thống ITS theo cách khoa học và có kế hoạch sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai. ITS không chỉ làm tăng cường chất lượng cuộc sống của cộng đồng mà còn hỗ trợ quản lý thành phố thông qua việc giám sát và duy trì hạ tầng giao thông. Việc đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông thông minh không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức mà còn là một bước quan trọng để chuẩn bị cho tương lai đô thị thông minh và bền vững.

A.I Tech hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần và cách hoạt động của hệ thống ITS cũng như những ứng dụng thực tế của nó. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến nội dung bài viết, đừng ngần ngại mà hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến số HOTLINE  0949491355 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hơn.

3 thoughts on “Hệ thống giao thông thông minh ITS và những điều cần biết

  1. Pingback: Bãi đỗ xe thông minh: Xu hướng mới cho đô thị hiện đại

  2. Pingback: Big Data là gì? Những đặc trưng và ứng dụng của Big Data

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon